• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Cụm di tích lịch sử văn hóa đền thờ Tản Viên Sơn Thánh mở cửa tiềm năng du lịch Ba Vì

HNP - Cụm di tích lịch sử văn hóa đền thờ Tản Viên Sơn Thánh (huyện Ba Vì) từ lâu đã đi vào tiềm thức của bao nhiêu thế hệ người dân Việt Nam, cùng với những giá trị văn hóa truyền thống, cụm di tích này sẽ góp phần quan trọng đưa huyện Ba Vì dần trở thành điểm du lịch vùng của Thủ đô và cả nước.

09/02/2012 10:46


Núi Tản Viên còn có tên là núi Ngọc Tản, Tản Sơn, người dân nơi đây gọi là núi thắt cổ bồng vì gần đỉnh thắt lại, đến đỉnh lại xòe ra như chiếc ô nên gọi là núi Tản, còn chữ Viên có nghĩa là tròn. Trong sách “dư địa chí”, cụ Nguyễn Trãi gọi đó là “núi tổ của nước Nam ta”. Núi Tản Viên đã trở thành một biểu tượng mang tính thiêng của mảnh đất Ba Vì nói riêng và đất nước nói chung. Dưới triều Nguyễn, năm Bính Tuất, Minh Mạng thứ 17 (1836) cho đúc Cửu đỉnh, trên đó cho chạm hình núi Tản Viên. Vua Tự Đức thứ 3 (1850) đã liệt Tản Viên vào hàng những núi hùng vĩ, giang sơn của đất nước và được ghi chép vào Tự điển để cúng tế hàng năm. Vua nhà Đường Trung Quốc sang thăm, đã coi núi Ba Vì như đầu rồng hùng mạnh, còn thân rồng chạy suốt tới Phương Nam (dãy Trường Sơn).

Núi Tản Viên gắn liền với hình tượng người anh hùng Sơn Tinh, đó được coi là nơi phát tích của truyền thuyết về Đức Thánh Tản. Theo truyền thuyết kể lại thì Sơn Tinh tên thật là Nguyễn Tuấn, là con của ông Nguyễn Cao Hành và bà Đinh Thị Đen, quê ở động Lăng Xương, huyện Thanh Xuyên, phủ Gia Hưng, đạo Sơn Tây (nay là huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ). Theo truyền thuyết dân gian, Sơn Tinh còn có hai anh em họ là Nguyễn Hiền và Nguyễn Sùng. Khi cha mẹ mất, ba anh em phải sống tự lập và làm nhiều việc thiện, họ đi khắp nơi khai điền, trị thủy, dạy dân cấy lúa nước, gieo trồng lúa nương, trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải. Sau đó ba anh em được Ma Thị Cao Sơn người cai quản núi Ngọc Tản nhận làm con nuôi, được Thái Bạch Thần Linh trao cho cây gậy thần, được Long Vương trao quyển sách ước. Từ đó ba anh em Sơn Tinh đi khắp nơi để cứu giúp nhân dân. Chính những công lao đóng góp to lớn ấy mà ba anh em Sơn Tinh được người đời sau tôn là Tản Viên Sơn Thánh.
Ghi nhớ công đức những đóng góp công ơn to lớn của ngài, nhân dân nơi đây đã xây dựng ngôi đền Thượng, đền Trung, đền Hạ (Tây Cung) nằm dưới chân núi Tản Viên bên bờ sông Đà, thuộc địa phận xã Thủ Pháp xưa nay là xã Minh Quang, huyện Ba Vì. Tương truyền, thuở nhỏ ba anh em Sơn Tinh đi từ Động Lăng Xương sang núi Ngọc Tản kiếm củi, nhiều hôm trời tối không kịp về, ba anh em phải đốn cây rừng dựng lại lều ngủ lại đây. Tại những nơi ba anh em dừng chân về sau nhân dân đã xây dựng những ngôi đền này để tưởng nhớ công ơn.
Trong tiềm thức người dân, Đức Thánh Tản được xem là biểu tượng của hòa bình, đời sống ấm no sung túc, vượt qua những bão tố của tự nhiên, tạo ra mưa thuận gió hòa. Đức Thánh Tản được coi là biểu tượng cho ý trí kiên cường, bất khuất chống thiên tai của nhân dân từ bao đời nay. Hiện nay, cụm di tích Đền Thượng, Đền Trung, Đền Hạ có thể coi là nơi phát tích của các di tích thờ Tam Vị Tản Viên Sơn Thánh, khởi nguồn từ ba di tích này mà hiện nay trên toàn huyện Ba Vì có tới 75 di tích thờ Tam vị Tản Viên Sơn Thánh, tiêu biểu có các di tích được nhà nước xếp hạng vào loại đặc biệt quan trọng cấp quốc gia như: Đình Tây Đằng, Đình Thụy Phiêu, đình Thanh Lũng, đình Đông Viên…
Nhận thấy tầm quan trọng của bảo tồn di sản với phát triển kinh tế xã hội, trong thời gian qua, chính quyền và nhân dân huyện Ba Vì đã tích cực đầu tư để tu bổ, tôn tạo và nâng cấp các di tích đồng thời tiến hành điều tra sưu tầm nghiên cứu phục hồi nhiều loại hình văn hóa dân gian. Hiện nay, trên địa bàn huyện có 12 tổ chức, đơn vị tham gia kinh doanh du lịch, xung quanh núi Tản, có tới 8 điểm du lịch, mỗi năm thu hút hàng triệu lượt khách đến tham quan trong đó du lịch tâm linh tại cụm di tích Đền Hạ, Đền Trung, Đền Thượng gắn với Đức Thánh Tản giữ vai trò quan trọng.
Di sản văn hóa không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục truyền thống văn hóa, tinh thần đoàn kết cho thế hệ trẻ mà còn quảng bá, giới thiệu hình ảnh về mảnh đất và con người Ba Vì nói riêng và Thủ đô Hà Nội nói chung. Thông qua hoạt động về dịch vụ, du lịch còn góp phần quan trọng giữ gìn, bảo tồn và phát huy có hiệu quả các di sản văn hóa trong sự nghiệp đổi mới. Trong thời gian tới, Ba Vì sẽ tuyên truyền sâu rộng đến người dân địa phương và du khách thập phương về nền văn hóa đặc sắc cũng như những di sản lâu đời của cha ông để lại. Bên cạnh đó, huyện cũng chú trọng công tác quản lý, bảo vệ, tôn tạo di tích và phát huy giá trị của cả vùng du lịch, đặc biệt trong thời gian tới huyện sẽ tập trung xây dựng hoàn thiện hệ thống đường giao thông, liên thôn, xã, đường giao thông gắn với các khu di tích, dần từng bước đưa huyện trở thành một điểm du lịch của Thủ đô Hà Nội.

Thành Trung