• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Cùng học, giúp nhau học để xây dựng xã hội học tập

(Chinhphu.vn) - Đây là trao đổi của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại hội thảo quốc gia với chủ đề "Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực tại chỗ thông qua việc thực hiện các mô hình học tập", tổ chức vào sáng 24/5, tại Hà Nội, do Hội Khuyến học Việt Nam phối hợp Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ GD&ĐT tổ chức.

24/05/2022 15:51
Cùng học, giúp nhau học để xây dựng xã hội học tập - Ảnh 1.

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa: Công dân học tập là thành tố hạt nhân, yếu tố cơ bản của gia đình học tập, dòng họ học tập, cộng đồng học tập

Tham dự hội thảo có đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; GS.TS. Nguyễn Thị Doan, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam và lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, hội khuyến học 63 tỉnh, thành phố, các chuyên gia, nhà khoa học giáo dục…

Trong những năm qua, Việt Nam đã chú trọng đến việc đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, tuy nhiên, hiện nguồn nhân lực chất lượng cao trong nước vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu. Theo thống kê, tỉ lệ lao động có bằng cấp chứng chỉ của Việt Nam mới đạt được 30%, năng suất lao động chất lượng cao còn thấp so với nhiều nước trên thế giới. Do đó, xây dựng mô hình "Công dân học tập", "Đơn vị học tập" là một trong những giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực tại chỗ.

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa khẳng định, nguồn nhân lực là yếu tố cơ bản quan trọng nhất trong sự phát triển. Trong bối cảnh kinh tế số, hội nhập quốc tế, yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực tại chỗ cần phải được đẩy mạnh. Tuy nhiên, chất lượng đào tạo nguồn nhân lực phụ thuộc vào đầu tư phát triển nền giáo dục hiện đại, giáo dục mở thời đại số, tạo ra sự bình đẳng ai cũng có thể học hành. Do vậy, mỗi tổ chức, cơ quan, cần có biện pháp phù hợp để thúc đẩy với chủ trương mô hình công dân học tập, học tập suốt đời trong nhân dân. Đặc biệt là đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại chỗ cho các cấp quản lý, cán bộ trong các đơn vị hành chính sự nghiệp.

Cùng học, giúp nhau học để xây dựng xã hội học tập - Ảnh 2.

Các đại biểu cho rằng việc chuyển đổi mô hình đào tạo giáo dục cần phải được chú trọng ngay từ các cấp cơ sở, để thuận lợi nhất và tạo điều kiện cho mọi người đều có thể học tập - Ảnh: VGP/Đình Nam

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa nhấn mạnh: "Ban Tuyên giáo Trung ương sẽ chỉ đạo hệ thống tuyên giáo phối hợp chặt chẽ với Bộ GD&ĐT, Hội Khuyến học và các cơ quan có liên quan cùng nhau chắt lọc những kết quả nghiên cứu, cung cấp cơ sở khoa học thực tiễn tham mưu với Đảng, Nhà nước về các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để nâng cao ý thức học tập, ý thức tự học thường xuyên, học suốt đời… học mọi nơi mọi lúc, để nâng tầm trí tuệ, trình độ kỹ năng của từng công dân học tập, thành tố hạt nhân, yếu tố cơ bản của gia đình học tập, dòng họ học tập, cộng đồng học tập".

Các đại biểu tại hội thảo đã tập trung làm rõ thực trạng về chất lượng nguồn nhân lực theo mô hình "Công dân học tập" ở các ngành, các lĩnh vực, các nhóm đối tượng lãnh đạo, quản lý, người lao động, nhất là chất lượng nhân lực đội ngũ cán bộ trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, đội ngũ nhà giáo trong các cơ sở giáo dục và đào tạo.

Để cụ thể hóa việc thúc đẩy học tập suốt đời, xây dựng "Xã hội học tập" từ cơ sở, nâng cao nguồn nhân lực tại chỗ, các đại biểu cho rằng, việc chuyển đổi mô hình đào tạo giáo dục cần phải được chú trọng ngay từ các cấp cơ sở, để thuận lợi nhất và tạo điều kiện cho mọi người đều có thể học tập. Đồng thời triển khai đồng bộ các mô hình học tập phù hợp từng ngành, từng lĩnh vực làm nòng cốt lan tỏa tới "Công dân học tập" .

Thực tế cho thấy, những khó khăn về công nghệ lạc hậu, cơ sở hạ tầng yếu kém, môi trường bị ô nhiễm... sẽ được giải quyết nếu biết sử dụng, bồi đắp, làm giàu nguồn vốn là lực lượng nhân lực dồi dào và đầy ắp trí thông minh - những người đủ năng lực làm cho đất nước phát triển nhanh, bền vững.

Cùng học, giúp nhau học để xây dựng xã hội học tập - Ảnh 3.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Cần chú trọng hơn nữa các giải pháp xây dựng xã hội học tập ở bên ngoài nhà trường - Ảnh: VGP/Đình Nam

Phát biểu tại hội thảo, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh: Đổi mới giáo dục là một quá trình, có những việc phải 10 năm sau mới có kết quả. Trong quá trình đổi mới giáo dục từng bước một, khi chưa hoàn thành thì vẫn còn điểm này, điểm kia. Nhưng điều quan trọng là khi nghị quyết của Trung ương, những nghiên cứu khoa học đủ chắc chắn, phù hợp với xu thế thế giới thì phải có kiên định chiến lược, kiên nhẫn thực hiện. Đồng thời, phải gắn chặt với điều kiện trong nước về hệ thống chính trị, truyền thống văn hoá, trình độ phát triển kinh tế-xã hội.

"Khi người dân, xã hội còn quan tâm, góp ý thì đó là may mắn cho những người làm công tác giáo dục có động lực để sửa mình, để phát triển", Phó Thủ tướng chia sẻ.

Theo Phó Thủ tướng, nhìn lại suốt mấy chục năm qua, đặc biệt từ khi có Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, giáo dục tiếp tục có những bước phát triển vững chắc, toàn diện. Các bậc học (mầm non, phổ thông, dạy nghề, đại học) đều có bước tiến bộ. Các giải pháp đổi mới đã theo xu thế rất tốt.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh: Nghị quyết 29-NQ/TW đề ra rất nhiều giải pháp toàn diện. Bên cạnh việc tập trung vào các nhiệm vụ đổi mới trong nhà trường, thì liều lượng dành cho các giải pháp xây dựng xã hội học tập ở bên ngoài nhà trường cần được chú trọng hơn nữa.

Qua các ý kiến tại hội thảo, Phó Thủ tướng nhận định các cấp, các ngành đang tích cực thực hiện Quyết định 1373/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030".

Trong thời gian tới, cả hệ thống chính trị, chính quyền, đoàn thể cần vào cuộc, bằng các giải pháp tuyên truyền, nâng cao nhận thức về sự cần thiết phải học tập suốt đời. Không chỉ người dân mà từng cơ quan, đơn vị cũng thấy rằng phải học tập để duy trì, đáp ứng được yêu cầu công việc, nhiệm vụ.

Cùng học, giúp nhau học để xây dựng xã hội học tập - Ảnh 5.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng để xây dựng xã hội học tập, công dân học tập thì phải làm sao để người dân thấy cần thiết phải học, thích học và có điều kiện học tập thuận lợi - Ảnh: VGP/Đình Nam

Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng cho rằng phải làm sao để mỗi người thích học, thông qua nhiều giải pháp như xây dựng phong trào vận động xây dựng xã hội học tập, tôn vinh những người có kiến thức, hiểu biết, khơi dậy sự sáng tạo, đóng góp của người dân trong mọi hoạt động của đời sống văn hoá, xã hội.

Phó Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành làm tốt hơn nữa việc tạo điều kiện thuận lợi để người lớn học tập, từ xây dựng hành lang pháp lý, cơ chế chính sách để hệ thống giáo dục mở thực sự, phát huy tối đa các cơ sở giáo dục, đào tạo nghề, cho đến chương trình để người lao động được học tập thuận lợi, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin.

Đồng thời cần lưu ý đến những nhóm đối tượng dễ bị tổn thương trong xã hội như người khuyết tật, người có khó khăn, đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa.

Đình Nam