Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
Thủ tướng Đan Mạch: Xin người Hồi giáo hãy bình tĩnh
Thủ tướng Đan Mạch cho rằng, trong vụ việc này, sự khác biệt giữa các nền văn minh đã bị những kẻ cực đoan lợi dụng để dấy lên tranh cãi và xung đột căng thẳng xoanh quanh các bức biếm họa. Ông lên án các vụ tấn công nhằm vào đại sứ quán Đan Mạch và kêu gọi người Hồi giáo trên thế giới kiềm chế, chấm dứt tình trạng bạo lực.
Thủ tướng Đan Mạch Ander Fogh Rasmussen nói: "Chúng ta cần giải quyết vấn đề thông qua đối thoại chứ không phải bạo lực, người Đan Mạch không phải kẻ thù của người Hồi giáo".
Cho tới trước thời điểm Thủ tướng Đan Mạch ra lời kêu gọi trên, đã xảy ra một loạt diễn biễn căng thẳng: Iran quyết định ngừng quan hệ thương mại với Đan Mạch. Các cuộc biểu tình tiếp diễn rầm rộ trên toàn cầu, lan rộng sang cả Tây Phi. Ở Afganistan, tới nay, ít nhất đã có 8 người biểu tình thiệt mạng và 30 người bị thương. Tại Pakistan, Philippin, người biểu tình yêu cầu chính phủ Đan Mạch trừng phạt tờ báo đã đăng các bức biếm họa. Trong khi đó các nhà biếm họa Đan Mạch đã phải lẩn trốn.
Diễn biến của cuộc chiến biếm họa
Được biết, nguồn cơn của vụ việc thực ra đã khởi đầu vào ngày 30/9/2005 khi tờ Jyland Póstend của Đan Mạch đăng những bức biếm họa vẽ nhà tiên tri Mohammed. Ngay sau đó, ngày 20/10, Đại sứ các nước Hồi giáo đã phản ứng về sự việc này với chính phủ Đan Mạch.
Tới ngày 10/1/2006, một tờ báo của Nauy lại đăng lại các bức biếm họa này.
Ngày 26/1 Arap Saudi triệu hồi đại sứ của họ tại Đan Mạch.
Sự việc căng thẳng hơn khi vào ngày 30/1 khi các tay súng Hồi giáo bất ngờ đột nhập trụ sở EU tại Gaza và đòi các nước đã đăng tranh biếm họa phải xin lỗi về vụ việc.
Ngày hôm sau, 31/1 Tờ Jyland Póstend của Đan Mạch đưa ra lời xin lỗi.
Thế nhưng tới ngày 1/2 báo chí Pháp, Đức, Ý và Tây Ban nha lại đăng lại những bức biếm họa với dụng ý cho rằng đây là quyền tự do báo chí ở phương Tây.
Cuộc khủng hoảng đã thực sự lên đến đỉnh điểm vào ngày 4/2 khi hàng nghìn người Hôìi giáo Syri tấn công và đốt phá tòa nhà Đại sứ quán Đan Mạch và Na Uy tại Damacus.
Các cuộc biểu tình tiếp diễn rầm rộ từ ngày 5/1 đòi đóng cửa Đại sứ quán Đan Mạch tại Beirut đến thời điểm này đã trở thành "một hiện tượng mang tính toàn cầu".
Ngọc Vân