• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Cứu bệnh nhân vỡ giả phình động mạch gan hiếm gặp

(Chinhphu.vn) - Chiều 17/1, Bệnh viện Trung ương Huế cho biết, Khoa Ngoại nhi-Cấp cứu bụng phối hợp với các khoa: Chẩn đoán hình ảnh, Nội soi của Bệnh viện vừa cấp cứu thành công một trường hợp bệnh nặng, hiếm gặp: Vỡ giả phình động mạch gan do áp xe gan.

17/01/2023 15:06
Cứu một trường hợp vỡ giả phình động mạch gan hiêm gặp - Ảnh 1.

Bệnh nhân được hồi sức tích cực, khẩn trương và can thiệp nút động mạch gan chọn lọc qua da cấp cứu

Theo đó, bệnh nhân Võ Thị Th., 69 tuổi ở Gia Lai, vào viện ngày 28/12/2022 với biểu hiện sốt cao, đau hạ sườn phải, được chẩn đoán áp xe gan mật quản. CT Scan bụng khi vào viện ghi nhận hình ảnh áp xe gan và khối giả phình động mạch ở gan phải. Trong quá trình điều trị diễn biến thuận lợi, bệnh nhân hết sốt, không còn đau hạ sườn phải. Tuy nhiên, đến ngày thứ 10, bệnh nhân đại tiện phân đen, xét nghiệm máu hồng cầu giảm nặng. Bệnh nhân được truyền hồng cầu khối, cho nội soi dạ dày, chỉ phát hiện viêm xước nhẹ.

Ngày thứ 15, bệnh nhân đột ngột xuất hiện choáng mất máu với mạch nhanh, huyết áp hạ, niêm mạc mắt nhạt màu, tiếp tục đại tiện phân đen, xét nghiệm máu có hồng cầu giảm nặng trở lại. Bệnh nhân được khẩn trương hồi sức tích cực và truyền máu, hội chẩn liên khoa với khoa Chẩn đoán hình ảnh, khoa Nội soi.

Bệnh nhân được chẩn đoán: Theo dõi choáng mất máu do vỡ giả phình động mạch gan do áp xe gan. Khi tình trạng choáng của bệnh nhân tạm ổn, bệnh nhân được chụp CT Scan bụng lại  và nội soi kiểm tra tính chất mật chảy qua bóng Vater, các kết quả đã khẳng định được bệnh nhân bị vỡ giả phình động mạch gan. Bệnh nhân được hồi sức tích cực, khẩn trương và can thiệp nút động mạch gan chọn lọc qua da cấp cứu.

BS CKII Lê Duy Cát và kíp bác sĩ X-quang đã thực hiện nút mạch thành công. Bệnh nhân được theo dõi sát trong 48 giờ, sau đó cho thấy không còn tình trạng chảy máu và đã đại tiện phân vàng. Bệnh nhân sẽ được xuất viện trong ngày hôm nay 17/1.

Theo PGS Hồ Hữu Thiện, Phó trưởng khoa Ngoại Nhi-Cấp cứu bụng Bệnh viện Trung ương Huế, giả phình động mạch gan do áp xe gan rất hiếm, theo mô tả trong y văn. Khoảng 6 trường hợp giả phình động mạch gan do áp xe được báo cáo, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời bệnh nhân sẽ choáng do mất máu và dẫn đến tử vong. Biểu hiện lâm sàng là choáng mất máu do chảy máu ồ ạt vào đường mật hoặc khoang phúc mạc. Bệnh nhân có thể đại tiện phân đen do máu chảy vào đường mật hoặc bụng căng chướng do máu chảy vào khoang phúc mạc.

Cứu một trường hợp vỡ giả phình động mạch gan hiêm gặp - Ảnh 2.

Bệnh nhân hồi phục và được xuất viện trong ngày hôm nay 17/1

Theo GS Phạm Như Hiệp, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế: "Bệnh nhân xuất hiện tình trạng xuất huyết do vỡ túi giả phình động mạch gan do áp xe gan cần hồi sức tích cực và giải quyết phình mạch gan bị vỡ. Thuyên tắc nội mạch là lựa chọn điều trị đầu tay với tỉ lệ thành công là 95%. Trường hợp này đã được xử trí thành công bằng thuyên tắc nội mạch qua da. Không được bỏ qua mối liên quan giữa giả phình động mạch gan và áp xe gan, lưu ý đến biến chứng vỡ phình có khả năng gây tử vong và có thể ngăn ngừa bằng cách can thiệp kịp nút mạch qua da kịp thời".

Được biết, tại Bệnh viện Trung ương Huế đã thực hiện thành công các kỹ thuật điện quang can thiệp cấp cứu như chấn thương các tạng ổ bụng, ho ra máu sét đánh, đái máu, xuất huyết tiêu hoá cấp, chảy máu sau sinh, vỡ phình mạch tạng… đã cứu sống nhiều bệnh nhân nặng, nguy kịch; ngoài ra kỹ thuật nút mạch cũng được triển khai trong điều trị u thận, u xơ tử cung và điều trị u gan bằng phương pháp TACE.

Nhật Anh