• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Cứu sản phụ mắc bệnh hiếm gặp

(Chinhphu.vn) - Một sản phụ có nguy cơ tắc mạch sau quá trình mổ lấy thai vừa được các bác sĩ bệnh viện (BV) Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí can thiệp thành công. Đây là một trường hợp hiếm gặp trong sản khoa.

25/08/2017 11:54
Hiện tại sức khỏe của chị L. đang dần hồi phục, tiếp tục được theo dõi và điều trị sau phẫu thuật
Ngày 21/8, sản phụ Lê Thị L. (sinh năm 1996, trú tại huyện Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh) vào BV Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí trong tình trạng ối vỡ, đau bụng từng cơn vùng hạ vị.

Sau khi được thăm khám và siêu âm, các bác sĩ chẩn đoán sản phụ chuyển dạ đẻ lần một, ối vỡ sớm, thai 38  tuần, ngôi ngược, siêu âm trọng lượng ước 3,6 kg và được chỉ định mổ cấp cứu. 

Sau 30 phút phẫu thuật, bé trai nặng 3,6 kg, da hồng hào, khóc to, phản xạ sơ sinh nhanh nhẹn chào đời. Tuy nhiên sau khi lấy thai, phát hiện sản phụ bị đờ tử cung (tử cung không đáp ứng), máu trong buồng tử cung chảy nhiều thành dòng, bác sĩ đã dùng thuốc tăng cơn co tử cung và can thiệp cầm máu.

Sau khi tử cung ổn định và chuẩn bị khâu đóng bụng thì lại phát hiện tại vị trí xoang tĩnh mạch cạnh tử cung bên trái của sản phụ xuất hiện hình ảnh nghi ngờ chất gây, huyết khối và kèm theo nhiều bọt khí trong lòng tĩnh mạch. Ngay lập tức các bác sĩ kẹp tĩnh mạch tại 2 vị trí trên và dưới đoạn nghi ngờ có huyết khối, mở xoang tĩnh mạch, bóc tách lấy ra được 2 khối chất gây kích thước 0,5x0,5 mm kèm theo huyết khối và khí, sau đó nối khâu lại tĩnh mạch. Đồng thời xét nghiệm D-Dimer cho sản phụ, kết quả 19.888 ng/ml (dấu hiệu cho thấy yếu tố rối loạn đông cầm máu) - nguy cơ tắc mạch và có thể nguy hiểm cho tính mạng sản phụ. 

Sau phẫu thuật, sản phụ tỉnh táo, tử cung co hồi tốt, xét nghiệm D-Dimer cho kết quả 5.600 ng/ml. Hiện tại sức khỏe của chị L. đang dần hồi phục, tiếp tục được theo dõi và điều trị sau phẫu thuật.

BS. Vũ Thị Dung, Trưởng khoa Sản phụ theo yêu cầu - bác sĩ phẫu thuật chính trong kíp mổ cho biết, đây là một trường hợp hy hữu trong sản khoa: "BV chưa từng tiếp nhận trường hợp nào như vậy. Với bệnh lý này thì bất kỳ sản phụ nào cũng có thể có nguy cơ. Nếu không được can thiệp kịp thời sản phụ có thể bị tắc mạch phổi, rất nguy hiểm cho tính mạng”.

Theo một số tài liệu y khoa, thì tỷ lệ tắc mạch sau sinh trên thế giới là 1/8000 trường hợp.

Theo các chuyên gia y tế, việc tiên lượng và xử trí kịp thời cho bệnh nhân luôn là yếu tố hàng đầu trong quá trình điều trị bệnh, do đó, thường xuyên cập nhật kiến thức và trau dồi kinh nghiệm sẽ giúp các bác sĩ làm chủ được tình huống y khoa. 

Vũ Khoa