• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Cựu Thủ tướng Vương quốc Bhutan Lyonpo Dr.Kinzang Dorji :“Phát triển không có nghĩa hy sinh môi trường và hạnh phúc của người dân”

Đến với Hội nghị chuyên đề phát triển bền vững năm 2010, do Tập đoàn SCG (Thái Lan) tổ chức, trong bộ quốc phục, cựu Thủ tướng Vương quốc Bhutan Lyonpo Dr.Kinzang Dorji nổi bật trong gần 1.000 đại biểu tham dự hội nghị.

29/10/2010 13:02
Trao đổi với báo chí, những vấn đề mà ông đề cập thu hút mọi người, bởi những khía cạnh nóng bỏng nhất của môi trường, cho dù về mặt quan điểm có những khác biệt...
Xuất thân từ một bác sĩ thú y, ông đã trải qua một quãng thời gian dài gắn bó với ngành chăn nuôi, phát triển nông nghiệp; rồi trở thành Thủ tướng Vương quốc Bhutan 2 nhiệm kỳ (từ 8.2002 - 7.2003 và từ 7.2007 - 4.2008); xin ông cho biết cách nào, làm gì để mang lại cho người dân một cuộc sống no đủ ?
- Lẽ thường ở các quốc gia, người ta chăm chú vào phát triển chỉ số truyền thống tổng sản phẩm quốc gia (GDP). GDP tăng trưởng coi như đời sống người dân đầy đủ. Thế nhưng, phát triển GDP mà môi trường xuống cấp, nợ nần quốc gia chồng chất, thì chất lượng cuộc sống của người dân sẽ bị ảnh hưởng. Phát triển kinh tế phải cân bằng với an sinh và hạnh phúc xã hội. Nếu một đất nước có tỷ lệ tội phạm cao, môi trường xuống cấp nghiêm trọng, giao thông đô thị ùn tắc, thiếu công viên, thiếu tiện nghi giải trí và an toàn thực phẩm có vấn đề, thì người dân khó mà cảm thấy hạnh phúc, đời sống không có nghĩa lý gì, cho dù tăng trưởng GDP ở mức cao.
Ở đất nước Bhutan chúng tôi, từ năm 1972, Quốc vương Jigme Singye Wangchukc đã đưa ra chỉ số tổng hạnh phúc quốc gia (Gross National Happiness - GNH). Chúng tôi quan niệm, hạnh phúc xã hội căn bản có thể đo lường được dựa vào chất lượng dinh dưỡng, nhà ở, giáo dục, chăm sóc sức khỏe và cuộc sống cộng đồng. Trong nhiều thập niên qua, kinh tế Bhutan phát triển chưa cao, nhưng Bhutan lại có một sự tập trung phát triển hạnh phúc cho người dân khá căn bản, tức GNH tăng trưởng mạnh.
Vậy thưa ông, giữa GDP và GNH, cái nào quan trọng hơn?
- Phải cân bằng giữa GDP và GNH. Các quốc gia cần phải đo tài sản của đất nước không phải theo GDP nữa mà phải theo GNH. Tại Bhutan, chúng tôi quan tâm tới GNH nhiều hơn là GDP. Hiện Bhutan có một môi trường rất tốt, dân chúng hạnh phúc. Biến đổi khí hậu hạn chế xảy ra ở Bhutan. Vì vậy, nhà nước Bhutan hết sức chú ý đến hành vi con người tác động thế nào tới môi trường sống.
Xin ông giải thích rõ hơn về chỉ số GNH và việc thực hiện phát triển GNH ở Bhutan đã gặt hái được những kết quả gì?
- Việc phát triển kinh tế không đơn thuần làm cho con người trở nên hạnh phúc. Quan trọng là chúng ta hiểu về sự thịnh vượng của quốc gia như thế nào. Và thế nào là sự phát triển bền vững? Bhutan luôn quan niệm phát triển kinh tế làm sao phải cân bằng với phát triển môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn di sản văn hóa. Làm sao để mỗi cá nhân trong bối cảnh phát triển kinh tế bớt sản xuất, giảm tiêu dùng và cùng chung sống với mọi người trong một hành tinh xanh. Phải thấy rằng, hành tinh chúng ta đang sống không thể phục vụ lâu dài cho một số lượng dân số mỗi ngày gia tăng, tiêu dùng quá nhiều, tài nguyên ngày một cạn kiệt...
Phát triển không có nghĩa là phải hy sinh môi trường và hạnh phúc của người dân. Ba thập niên qua, đất nước Bhutan với 2,2 triệu dân, sống kề bên dãy Hymalaya, nhưng chúng tôi đã phát triển được mạng lưới đường bộ đáng kể, cùng việc mở rộng độ che phủ của rừng lên 60% diện tích đất nước. Bhutan còn tăng tuổi thọ trung bình của người dân lên thêm 19 tuổi, từ năm 1984-1998. Tỉ lệ người biết chữ tăng từ 17% lên gần 50% và giáo viên ở Bhutan được luân chuyển liên tục từ thành thị về nông thôn, nhằm bảo đảm cho các học sinh có cơ hội tiếp cận giáo viên giỏi. Đặc biệt, chúng tôi rất rất hạn chế tiếp nhận du khách nước ngoài nhằm bảo vệ các di tích cổ và các giá trị văn hóa lâu đời.
Ông đề cập nhiều tới việc bảo vệ môi trường, phải chăng vấn đề môi trường là cốt lõi của chính sách phát triển tổng hạnh phúc quốc gia – GNH của Bhutan? Tại sao Bhutan lại nhấn mạnh khía cạnh ấy?
- Nói tới môi trường, có nghĩa chúng ta đang trả lời cho một câu hỏi lớn: Làm sao giữ được tài nguyên cho các thế hệ con cháu của chúng ta trong tương lai? Làm thế nào để mai sau, họ không oán trách chúng ta. Khi tôi còn ở vị trí lãnh đạo, tôi luôn tâm niệm một điều: Tất cả các thế hệ hiện nay phải có trách nhiệm bảo vệ tuyệt đối môi trường, hành tinh mà chúng ta đang sống. Chúng ta phải truyền đạt thông điệp này đến tận các thế hệ mai sau. Tài nguyên chúng ta đang sử dụng phải để dành cho con cháu mai sau.
Trong khi đó, hiện tại thế giới đang xảy ra một nghịch lý, quốc gia nào cũng hô hào bảo vệ môi trường tự nhiên; song cũng không ngừng gia tăng sản xuất, đẩy mạnh tiêu dùng. Thế giới tiêu dùng, con người tiêu dùng vô tội vạ đẻ ra vô vàn rác thải, gây ô nhiễm, tác hại rất lớn tới môi trường sống tự nhiên. Tiêu dùng nhiều không làm người dân hạnh phúc nhiều hơn. Bởi vậy, từ lâu nay, đất nước chúng tôi rất quan tâm đến hạnh phúc quốc gia, coi trọng GNH nhiều hơn GDP. Đó là thể hiện sự cân bằng giữa nhu cầu vật chất với nhu cầu tinh thần của mọi người dân. Hiến pháp Bhutan đề cao GNH và 4 trụ cột: môi trường xã hội, văn hóa, quản lý nhà nước và phát triển kinh tế-xã hội. Chúng tôi tập trung bảo vệ văn hóa-xã hội, y tế, sức khỏe, sinh thái và môi trường.
Vì vậy, ở Bhutan, hút thuốc lá hay bán thuốc lá nơi công cộng coi như phạm pháp, bị phạt 227USD/lần. Bảo đảm tinh thần cho người dân rất quan trọng. Hạnh phúc cho người dân không chỉ có trong thời gian họ làm việc hay đi chơi mà hạnh phúc ngay cả khi họ ngủ nữa. Chỉ số GNH của Bhutan quan tâm tới thời gian ngủ, làm việc, người dân có hạnh phúc không? Xem người dân có nhà ở, có thu nhập, an ninh lương thực của xã hội ra sao? Đánh giá chỉ số GNH ở Bhutan có đến 72 tiêu chí; chúng tôi thành lập cả một Ủy ban GNH, có công cụ đo các tiêu chí này. Qua đó mới xác định chính xác mức độ bền vững của nền kinh tế đất nước và thẩm định các dự án. Giảm các tác động tiêu cực tới môi trường, hạn chế tác động xấu tới thiên nhiên là chính sách nhất quán của Bhutan trong phát triển kinh tế cũng như trong lĩnh vực du lịch.
Xin ông cho biết, bí quyết nào đã giúp cho Bhutan thành công khi thực hiện chính sách đề cao GNH?
- Bhutan rất may mắn có được sự lãnh đạo của Hoàng gia và Chính phủ, thống nhất một chủ trương phát triển GNH, không đặt nặng phát triển kinh tế bằng mọi giá. Quốc gia nào cũng có thể thực hiện được điều này. Vấn đề quan trọng là phải có sự đồng thuận, phải đề cao công bằng xã hội và hạnh phúc cho người dân. Tại Liên Hợp Quốc, Bhutan đã từng kiến nghị đưa GNH như là mục tiêu thiên niên kỷ. Chỉ số GNH sẽ giúp con người có được cuộc sống tốt đẹp hơn.
Xin cảm ơn ông!
Theo báo Lao động