• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đã cấp phép 5 công ty xếp hạng tín nhiệm tại Việt Nam

(Chinhphu.vn) - Xếp hạng tín nhiệm là lĩnh vực kinh doanh quan trọng nhằm đánh giá mức độ uy tín tài chính của các tổ chức. Đến nay, Bộ Tài chính đã cấp phép cho 5 công ty đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ này tại Việt Nam. Trong bối cảnh nhu cầu minh bạch tài chính ngày càng cao, lĩnh vực này đóng vai trò chủ chốt, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của thị trường vốn và doanh nghiệp (DN).

24/12/2024 16:59
Đã cấp phép 5 công ty xếp hạng tín nhiệm tại Việt Nam- Ảnh 1.

Xếp hạng tín nhiệm là lĩnh vực kinh doanh quan trọng nhằm đánh giá mức độ uy tín tài chính của các tổ chức

Theo Luật Đầu tư năm 2014 (sửa đổi năm 2020), Chính phủ đã ban hành Nghị định số 88/2014/NĐ-CP vào ngày 26/9/2014, quy định cụ thể về điều kiện kinh doanh dịch vụ xếp hạng tín nhiệm. Nghị định này yêu cầu các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xếp hạng tín nhiệm phải được Bộ Tài chính cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh. Đồng thời, các doanh nghiệp không được phép sử dụng cụm từ "xếp hạng tín nhiệm" hoặc các từ ngữ tương tự trong tên gọi nếu không đăng ký kinh doanh dịch vụ này.

Tính đến tháng 12/2024, Bộ Tài chính đã phối hợp với các Bộ, ngành liên quan để cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ xếp hạng tín nhiệm cho 5 doanh nghiệp.

5 DN xếp hạng tín nhiệm gồm: Công ty Cổ phần Sài Gòn Phát Thịnh Ratings (Saigon Ratings), có trụ sở chính tại 78-80 Lê Văn Thiêm, Khu phố Phú Mỹ Hưng, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh; Công ty Cổ phần FiinRatings (FiinRatings), trước đây là Công ty Cổ phần FiinGroup, đặt trụ sở tại tầng 10, tòa nhà Peakview Tower, 36 Hoàng Cầu, Quận Đống Đa, Hà Nội; Công ty Cổ phần xếp hạng tín nhiệm Đầu tư Việt Nam (VIS Rating), có trụ sở tại tầng 27 – Tháp Tây, Tòa nhà Lotte Center Hà Nội, 54 Liễu Giai, Quận Ba Đình, Hà Nội; Công ty Cổ phần xếp hạng tín nhiệm S&I (S&I Ratings), với địa chỉ tại số 1C Ngô Quyền, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội; Công ty Cổ phần XHTN Thiên Minh (Thien Minh Rating), trụ sở tại tầng 15, tòa nhà HAREC, số 4 Láng Hạ, Quận Ba Đình, Hà Nội.

Đây là những công ty này đáp ứng đầy đủ các tiêu chí về vốn, nhân sự, và cơ sở vật chất theo quy định của Nghị định số 88/2014/NĐ-CP, đảm bảo khả năng cung cấp dịch vụ xếp hạng tín nhiệm với chất lượng cao.

Theo Bộ Tài chính, dịch vụ xếp hạng tín nhiệm đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá năng lực tài chính và uy tín tín dụng của doanh nghiệp, tổ chức, hoặc dự án đầu tư. Đây là công cụ giúp các nhà đầu tư, tổ chức tín dụng, và thị trường nói chung có cơ sở đánh giá rủi ro tài chính. Đồng thời, nó cũng hỗ trợ doanh nghiệp cải thiện uy tín, thu hút vốn đầu tư, và tối ưu hóa nguồn lực tài chính.

Theo các chuyên gia: Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình hội nhập sâu rộng vào thị trường tài chính quốc tế. Việc phát triển các doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm nội địa không chỉ giúp tăng cường sự minh bạch của thị trường mà còn giảm sự phụ thuộc vào các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế.

Với 5 doanh nghiệp được cấp phép, ngành xếp hạng tín nhiệm tại Việt Nam đang ở giai đoạn đầu của sự phát triển. So với các thị trường tài chính lớn trên thế giới, số lượng các công ty xếp hạng tín nhiệm tại Việt Nam còn khá hạn chế. 

Tuy nhiên, điều này phản ánh tiềm năng lớn của thị trường, đặc biệt trong bối cảnh nhu cầu đánh giá tín dụng ngày càng tăng cao. Trong thời gian tới, để thúc đẩy ngành phát triển, Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm hoạt động. Đồng thời, cần có chính sách khuyến khích sự tham gia của nhiều tổ chức trong và ngoài nước nhằm nâng cao tính cạnh tranh và chất lượng dịch vụ.

Anh Minh