• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đã có phương án kiến trúc cho cầu Đuống mới

(Chinhphu.vn) - Phương án kiến trúc có tên "Giao duyên" được Bộ GTVT lựa chọn để đầu tư xây dựng công trình cầu Đuống mới. Dự án phấn đấu khởi công vào quý I/2023.

22/03/2022 14:41
Đã có phương án kiến trúc cho cầu Đuống mới - Ảnh 1.

Phối cảnh kiến trúc cầu Đuống - phương án đoạt giải nhất "Giao duyên". Ảnh: Ban tổ chức

Lựa chọn phương án kiến trúc tối ưu cho cầu Đuống

Cuộc thi thiết kế kiến trúc công trình cầu Đuống (bắc qua sông Đuống, là một nhánh của sông Hồng) do Bộ GTVT tổ chức nhằm lựa chọn phương án kiến trúc tối ưu, đảm bảo công năng sử dụng phù hợp các yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật, hài hòa với không gian xung quanh, tạo điểm nhấn về kiến trúc cho khu vực và TP Hà Nội.

Sau gần 3 tháng tổ chức, Ban tổ chức đã lựa chọn ra 3 thiết kế cầu Đuống xuất sắc để trao giải. Giải nhất là phương án kiến trúc "Giao duyên" do Liên danh Công ty cổ phần Tư vấn thiết kế Cầu lớn - Hầm và Công ty cổ phần Tư vấn đầu tư và Xây dựng Giao thông Vận tải thực hiện. Giải nhì mang tên Hà Nội - Cửa Ô cũng do chủ nhân của giải nhất thực hiện. Giải ba thuộc Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng và Thương mại Hưng Phú.

Theo đơn vị lập đồ án, phương án kiến trúc cầu Đuống mang tên "Giao duyên" được lấy ý tưởng những bông hoa trắng mọc lên từ dòng sông, tượng trưng cho những điều đẹp đẽ, tốt đẹp mà trời đất ban cho dòng sông, cho con người. Ý tưởng xuất phát từ tên chữ của dòng sông Đuống là Thiên Đức. "Thiên" có nghĩa là trời, "Đức" là điều tốt đẹp.

Cùng với đó là ý tưởng những bàn tay đan vào nhau trong vũ điệu lứa đôi, tượng trưng cho sự đoàn kết, giao duyên của gái trai, của con người trong cuộc sống, trong đấu tranh và xây dựng đất nước. Cây cầu Đuống như hình ảnh ẩn dụ của sợi dây, của dòng nước, của khúc hát liên kết "duyên trời, duyên đôi lứa, duyên của sự vật và duyên của những làn điệu dân ca", vì thế đồ án có tên là "Giao duyên".

Cầu đường sắt tái hiện hình ảnh của cây cầu thép được xây dựng tại đúng vị trí này từ thời Pháp thuộc. Cầu đường bộ mới có công nghệ tiên tiến, tạo hình mềm mại, thanh thoát và hướng đến tương lai. Sự giao hòa giữa hai hình ảnh đối lập của hai cây cầu là giữa quá khứ và hiện tại. Dù có ngôn ngữ kiến trúc, vật liệu, màu sắc khác nhau, cầu này làm cho cầu kia đẹp hơn và tạo nên quần thể kiến trúc hài hòa.

Tổng mức đầu tư cầu Đuống mới khoảng 1790 tỷ đồng

Theo Ban Quản lý dự án 6 (Bộ GTVT), trên cơ sở kết quả thi tuyển kiến trúc được duyệt, Ban QLDA 6 sẽ triển khai các bước tiếp theo tuân thủ các quy định hiện hành về đầu tư xây dựng cơ bản, phấn đấu khởi công dự án quý I/2023. Tuy nhiên, vướng mắc lớn nhất của dự án là công tác giải phóng mặt bằng.

Cầu Đuống đường bộ mới dự kiến xây dựng cách cầu hiện hữu 100m về phía hạ lưu, phục vụ giao thông đường bộ theo quy hoạch. Cầu cũ cũng sẽ được xây lại phục vụ giao thông đường sắt, tháo dỡ các dầm và đập mố trụ để đảm bảo giao thông đường thủy thông suốt. Cầu sẽ được nâng cao độ đỉnh ray lên khoảng 2,75 m để đảm bảo thông thuyền.

Dự kiến tổng mức đầu tư cầu Đuống đường bộ mới là 1.790 tỷ đồng, trong đó chi phí giải phóng mặt bằng hơn 770 tỷ đồng, xây dựng 680 tỷ đồng, còn lại là chi phí quản lý dự án. Công trình dự kiến triển khai từ nay đến năm 2025.

Qua nhiều năm khai thác, cầu Đuống hiện nay phục vụ cả đường bộ và đường sắt đã bị quá tải và xuống cấp nghiêm trọng do lưu lượng lớn, trong đó nhiều xe nặng vượt quá tải trọng thiết kế./.

Phan Trang