• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai

Cập nhật lúc 17:46, Chủ Nhật, 24/04/2011 (GMT+7)

25/04/2011 12:36

Khảo sát của Sở Nông nghiệp và PTNT, 71,4% dân số của tỉnh hiện nay định cư vùng nông thôn, cuộc sống dựa chủ yếu vào 515.282 ha đất sản xuất nông nghiệp. Ngành nông nghiệp là đòn bẩy thúc đẩy việc thay đổi diện mạo nông thôn, đóng góp tích cực vào kết quả tăng trưởng kinh tế hàng năm của tỉnh.


Xác định tầm quan trọng của lĩnh vực trồng trọt, nhiều thập niên qua, tỉnh đã có chiến lược đầu tư đúng mức, có trọng tâm trên lĩnh vực giống cây trồng, xây dựng mới công trình thủy lợi, chuyển giao khoa học công nghệ đến nông dân… làm tiền đề thúc đẩy quá trình sản xuất nông nghiệp phát triển nhanh và tương đối bền vững. Theo Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Kpă Thuyên cho biết: Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2010 đạt 6.803 tỷ đồng, trong đó giá trị sản xuất trên lĩnh vực trồng trọt chiếm 94,4%, tăng hơn 30% so với năm 2005 và tăng gấp nhiều lần so với giai đoạn từ năm 2005 trở về trước.

Sau ngày giải phóng (1975), nền nông nghiệp Gia Lai chủ yếu là tự cung tự cấp và tình trạng này kéo dài hơn 1 thập niên. Để thúc đẩy ngành nông nghiệp phát triển, bình quân mỗi năm Trung ương, địa phương đầu tư nhiều tỷ đồng thực hiện các đề tài, dự án nghiên cứu ứng dụng chuyển giao giống mới theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng các loại cây trồng, từng bước hình thành cơ cấu cây trồng chủ lực của tỉnh như: Lúa nước, bắp lai, mì, mía, cà phê, hồ tiêu, cao su… Xây dựng cơ cấu giống cây trồng mới chuyển giao cho nông dân tổ chức gieo trồng mùa vụ đa dạng, tự thân mỗi loại cây trồng chủ lực có 5-7 bộ giống, thậm chí là vài chục bộ giống mới.

Những năm gần đây, quy trình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đã bước vào giai đoạn canh tác để tạo ra sản phẩm “sạch”, thông qua hệ thống nhà máy, cơ sở chế biến nông sản gắn thương hiệu vùng đất Gia Lai từng bước chiếm lĩnh thị trường trong và ngoài nước; nhất là nông phẩm từ các loại cây trồng dài ngày như hồ tiêu, cà phê, cao su, điều…


Sự đa dạng cơ cấu giống cây trồng mới năng suất cao kết hợp với hệ thống công trình thủy lợi được đầu tư lên đến 229 công trình, vùng tưới cây trồng được mở rộng lên 24.000 ha lúa, 36.000 ha cây trồng ngắn-dài ngày; lộ trình thu hút đầu tư xây dựng nhà máy thu mua chế biến nông sản; xây dựng quy hoạch trồng trọt gắn với công nghiệp chế biến đã đẩy phong trào chuyển dịch cơ cấu cây trồng, tận dụng tối đa quỹ đất trồng mới phát triển mạnh các loại cây trồng hàng hóa. Nhờ vậy, diện tích gieo trồng cây lương thực, cây công nghiệp dài ngày hàng năm không ngừng tăng trưởng, cơ cấu cây trồng chuyển dịch đúng hướng; từng bước khẳng định vị thế mũi nhọn ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế của tỉnh và trong đời sống của nông dân vùng nông thôn. Chỉ tính 5 năm (2005-2010), tổng diện tích cây lương thực toàn tỉnh tăng 10.000 ha; trong đó diện tích lúa Đông Xuân tăng 4.508 ha góp phần lớn vào kết quả tổng sản lượng cây lương thực tăng 27%, sản lượng lúa vụ Đông Xuân tăng 35,3%. Hồ tiêu trồng mới đạt 1.700 ha, diện tích cà phê tăng 0,9%, điều tăng 1,3%. Trong tổng diện tích gieo trồng 439.717 ha trên địa bàn tỉnh hiện nay, nhóm cây lương thực có hạt chiếm tỷ lệ 29,2%, giảm 0,2%; nhóm cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả chiếm 43,5%, tăng 1,7%; diện tích còn lại thuộc nhóm cây trồng khác.


Theo dòng chuyển dịch cơ cấu cây trồng phù hợp với nhu cầu thị trường, quy mô nền nông nghiệp đã có bước chuyển biến rõ nét, các vùng chuyên canh cây trồng đã được định hình, mô hình kinh tế trang trại phát triển mạnh. Đến nay, toàn tỉnh có hơn 2.036 trang trại tổng hợp với tổng diện tích 9.000 ha cây công nghiệp, cây ăn quả; 12.000 con gia súc… Tổng giá trị sản lượng háng hóa của mô hình trang trại xuất bán ra thị trường mỗi năm đạt gần 500 tỷ đồng, lợi nhuận bình quân của mỗi trang trại trên 100 tỷ đồng. Tiếp đến, cây trồng dài ngày chiếm 43,5% tổng diện tích gieo trồng toàn tỉnh, có 6.500 ha cây trồng nguyên liệu đạt mức doanh thu trên 100 triệu đồng/năm. Hơn 2.000 ha đất canh tác theo mô hình luân canh các loại cây trồng ngắn ngày đạt mức thu nhập trên 50 triệu đồng/năm.


Chính lợi nhuận từ trồng trọt đã khởi đầu hành trình đầu tư, phát triển cây trồng tập trung, hình thành vùng chuyên canh. Vùng phía Đông tỉnh được xác định là “thủ phủ” cây mía, mì. Khu vực Đông Nam tỉnh là “thủ phủ” lúa nước. Vùng đất bazan màu mỡ các huyện: Đak Đoa, Mang Yang, Chư Sê, Chư Pưh, Chư Pah, Chư Prông, Đức Cơ là nơi hội tụ của cà phê, hồ tiêu, cao su. Bức tranh sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng định hình vùng chuyên canh cây trồng bền vững hiện tại đã nâng giá trị thu nhập từ sản xuất nông nghiệp cho nông dân, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, tăng tỷ lệ hộ giàu.

Quang Nam (GLO)