• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đà Nẵng: Dừng họp chợ, tạm nghỉ học, nghỉ làm để phòng chống bão

(Chinhphu.vn) - Sáng 26/9, TP. Đà Nẵng tổ chức họp ứng phó với bão số 4. Lãnh đạo Thành phố đã quyết định đưa ra nhiều biện pháp để bảo đảm ứng phó hiệu quả với cơn bão, giảm thấp nhất thiệt hại

26/09/2022 13:35

Tại cuộc họp, lãnh đạo huyện Hòa Vang cho biết, trong trường hợp bão mạnh nhất từ cấp 14 – 17, tổng số di dời 28.442 nhân khẩu, 8.508 hộ. Hiện có 715 công nhân đang tạm trú ở xã Hòa Sơn, xã sẽ rà soát đưa công nhân đến nơi an toàn.

Quận Sơn Trà dự kiến sơ tán 15.690 người dân đến 31 điểm sơ tán. Quận đã làm việc để trưng dụng một số khách sạn làm nơi sơ tán. Các hộ dân dự án cuối tuyến Bạch Đằng Đông (58 hộ/257 khẩu) có trường Phạm Ngọc Thạch phục vụ sơ tán. Dự kiến sẽ di dời 600 ngư dân trong các tàu, thuyền lên bờ vào ở tại trường THCS Lý Tự Trọng và Tiểu học Trần quốc Toản (Thọ Quang).

Quận Hải Châu dự kiến sơ tán tập trung 1.910 người, sơ tán tại chỗ 3.033 người; quận Thanh Khê di dời 6.138 người người. Đặc biệt, quận Liên Chiểu là khu vực có nhiều khu công nghiệp, trường đại học cao đẳng nên rất đông sinh viên, người lao động. Quận dự kiến sẽ sơ tán khoảng 26.000 người dân. Trong đó, sơ tán tập trung 10.900 người, còn lại là sơ tán tại chỗ.

Đà Nẵng phấn đấu hoàn thành sơ tán dân trước 14h chiều 27/9 - Ảnh 2.

Người dân sống trong những ngôi nhà tạm phải sơ tán - Ảnh: VGP/Lưu Hương

Để đảm bảo việc cung ứng lương thực, thực phẩm cho các điểm sơ tán người dân, các vùng có nguy cơ bị chia cắt, cô lập do bão lũ, UBND các quận, huyện, nhất là quận Liên Chiểu đã liên hệ với các cơ sở buôn bán lương thực, thực phẩm (gạo, nước, mì tôm…) để chủ động huy động lương thực thực phẩm khi cần.

Ông Nguyễn Hữu Hạnh, Giám đốc Sở Công Thương TP. Đà Nẵng cho biết, Sở đã làm việc với các đơn vị cung ứng lương thực, thực phẩm, đảm bảo nguồn cung ổn định, liên tục; đã có phương án cung ứng hàng hóa cho người dân vùng bị ảnh hưởng bởi bão số 4 (bị cô lập, chia cắt; thuộc diện sơ tán). Đồng thời, đề nghị Cục Quản lý thị trường TP. Đà Nẵng tăng cường kiểm tra, kiểm soát giá các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn Thành phố.

Thành lập Sở chỉ huy phòng chống bão

Tại cuộc họp, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Quảng yêu cầu các quận huyện, sở ngành phải coi phòng chống bão số 4 là nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng nhất thời điểm hiện tại. Dừng tất cả các cuộc họp không cần thiết để phòng chống bão. Thành lập Sở Chỉ huy phòng chống bão số 4, trụ sở đặt tại UBND TP. Đà Nẵng do Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng, ông Lê Trung Chinh làm Chỉ huy trưởng.

Các sở, ngành, quận, huyện bố trí lãnh đạo tham gia vào ban chỉ huy; giao thủ trưởng các huyện ủy, quận ủy, thủ trưởng các sở, ngành chịu trách nhiệm về triển khai các nhiệm vụ về phòng chống bão trước, trong và sau bão. Các địa phương, các ngành 6 giờ/lần cập nhật tình hình triển khai công việc, tình hình bão về Sở Chỉ huy (kể từ 12h trưa 26/9).

Tập trung hỗ trợ di dời, sơ tán người dân. Việc tổ chức di dân phải đúng đối tượng, đúng thời gian. Phấn đấu hoàn thành sơ tán người dân trước 14h chiều 27/9. Ngoài ra, đảm bảo hậu cần y tế, lương thực thực phẩm cho người dân di dời, người dân trong điểm ngập úng có thể bị cô lập; đảm bảo cung ứng điện cho các vị trí trọng yếu phòng chống bão. Sở Công Thương, Ban quản lý khu công nghệ cao và các khu công nghiệp kiểm tra, đôn đốc các doanh nghiệp phòng chống bão, bố trí cho công nhân nghỉ việc đảm bảo an toàn. Ngoài ra, chú ý bố trí lực lượng để dọn dẹp sau bão đảm bảo an toàn.

Học sinh nghỉ học, CCVC nghỉ làm để phục vụ chống bão

Đà Nẵng cho học sinh nghỉ học từ chiều 26/9 để chống bão - Ảnh 1.

Học sinh Đà Nẵng được nghỉ học từ chiều nay (26/9) - Ảnh: VGP/Lưu Hương

Tại cuộc họp, các quận, huyện đề xuất UBND Thành phố chỉ đạo các trường học cho học sinh nghỉ học để địa phương tập trung cho công tác sơ tán người dân. Trên cơ sở đề xuất đó, Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Lê Trung Chinh đã đồng ý và chỉ đạo ngành giáo dục có văn bản cho học sinh toàn Thành phố nghỉ học từ chiều nay. Thời gian đi học lại sẽ thông báo sau khi bão đi qua.

Ngoài ra, đại diện lãnh đạo quận Liên Chiểu cũng đề xuất UBND TP. Đà Nẵng có văn bản đề nghị các nhà máy, doanh nghiệp cho công nhân nghỉ việc chậm nhất là từ trưa mai (27/9) để công nhân, người lao động có thời gian trở về nhà và chằng chống nhà cửa; cũng như thuận tiện cho vấn đề di dời người dân.

Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Lê Trung Chinh đã thống nhất và chỉ đạo từ 12h trưa ngày 27/9, tạm dừng họp chợ truyền thống; cán bộ công chức, viên chức, công nhân, người lao động tại các nhà máy sản xuất trên địa bàn thành phố nghỉ làm việc.

Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng yêu cầu Ban Quản lý Khu công nghệ cao và các Khu công nghiệp Thành phố, Sở Công Thương Thành phố phối hợp với UBND các quận, huyện chủ động có phương án sản xuất, kinh doanh để không gây ngưng trệ sản xuất mà vẫn bảo đảm phòng chống lụt bão.

Trong khi đó, Sở GD&ĐT Quảng Ngãi cũng đã yêu cầu các cơ sở giáo dục thông báo cho học sinh, sinh viên nghỉ học kể từ 7h ngày 27/9 cho đến khi có chỉ đạo của UBND tỉnh.

Lưu Hương