• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đà Nẵng: Hạ thủy tàu dịch vụ nghề cá lớn nhất nước

(Chinhphu.vn) - Sáng 29/5, tại âu thuyền Thọ Quang (Đà Nẵng), chiếc tàu hậu cần dịch vụ nghề cá lớn nhất cả nước do ngư dân tự đóng mang số hiệu DNg – 90444 TS vừa được hạ thủy hứa hẹn sự vươn khơi của ngành hậu cần nghề cá miền Trung.

29/05/2012 15:14

Tàu DNg-90444 hạ thủy thành công sáng 29/5/2012. Ảnh: VGP/Hồng Hạnh

Tàu DNg - 90444 được đóng trong 3 tháng có chiều dài 26,3 m, rộng 6 m, cao 6 m, cao mớn nước 3,1 m, trị giá hơn 3,2 tỉ đồng. Tàu lắp 3 hệ thống máy tổng công suất 1.160 CV, trọng tải 160 tấn, với 27 khoang chứa hàng, rộng 120 m3, có thể chở tối đa 60 – 70 tấn hàng đảm bảo hàng hóa hậu cần cho chuyến biển dài 2 - 3 tháng.

Không chỉ đóng vai trò hậu cần, con tàu còn thực hiện thu mua trực tiếp khoảng 60 - 70 tấn hải sản của 20 - 30 tàu đánh bắt ngay giữa biển khơi và còn hành nghề câu cá ngừ đại dương ở ngư trường xa.

Dự kiến tàu ra biển chuyến đầu tiên trong 10 ngày tới.

Trước nhu cầu rất lớn của bà con ngư dân, cũng trong sáng nay (29/5), sở NN&PTNN Đà Nẵng đã thành lập Tổ hậu cần dịch vụ nghề cá vùng khơi số 4 gồm 4 tàu công suất từ 250 - 1.200 CV. Tổ hậu cần dịch vụ nghề cá có nhiệm vụ phối hợp tổ chức hoạt động cung ứng nhiên liệu, nhu yếu phẩm phục vụ tàu đánh bắt, tham gia cứu hộ cứu nạn, chia sẻ thông tin an ninh, trật tự trên biển… Với đội tàu công suất lớn có khả năng vận chuyển từ 20 – 80 tấn hàng/tàu/chuyến, khi đưa vào hoạt động hết công suất hoàn toàn có thể tiếp tế cho đội tàu đánh bắt xa bờ hơn 100 chiếc bám biển dài ngày hơn cũng như kịp thời thu mua, đảm bảo chất lượng hải sản khi về đến đất liền.

Được biết, trong 3 năm trở lại đây, ngư dân đã mạnh dạn đầu tư nâng công suất tàu tiến ra ngư trường xa, vừa hình thành những tổ đội để cùng hỗ trợ nhau trong công việc. Đây thực sự là tín hiệu đáng mừng cho ngành khai thác hải sản Việt Nam khi có thể mở rộng ngư trường đánh bắt, khẳng định và bảo vệ tài nguyên, lãnh hải nước nhà.

Hồng Hạnh