• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đà Nẵng hình thành nền tảng hạ tầng y tế số

(Chinhphu.vn) - Với 24 đơn vị trực thuộc, 4 bệnh viện ngành đóng trên địa bàn, 7 bệnh viện tư nhân, 21 phòng khám đa khoa tư nhân và hơn 1.900 phòng khám, quầy thuốc, nhà thuốc... thời gian qua, các đơn vị đang dần kết nối các dữ liệu y tế, hình thành nền tảng hạ tầng y tế số.

01/08/2023 18:05
Đà Nẵng: Đẩy nhanh chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế - Ảnh 1.

Đà Nẵng đặt mục tiêu đến năm 2025, 100% các cơ sở khám, chữa bệnh triển khai đăng ký khám trực tuyến - Ảnh: VGP/Lưu Hương

Bà Trần Thanh Thủy, Phó Giám đốc phụ trách Sở Y tế Đà Nẵng cho biết, ngành y tế Đà Nẵng xác định chuyển đổi số là nhiệm vụ trọng tâm, vừa cấp bách vừa lâu dài, xuyên suốt trong công tác quản lý nhà nước và tổ chức các hoạt động sự nghiệp của ngành.

Ngành y tế Đà Nẵng phấn đấu đến năm 2025, 100% các cơ sở y tế triển khai thanh toán điện tử không dùng tiền mặt; 100% các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh triển khai đăng ký khám chữa bệnh trực tuyến; 50% số bệnh viện trên địa bàn triển khai hồ sơ bệnh án điện tử; phấn đấu đạt mức 6 về nhóm tiêu chí hạ tầng công nghệ thông tin theo Thông tư số 54/2017 của Bộ Y tế ở các bệnh viện, hướng đến bệnh viện thông minh.

Đà Nẵng cũng đặt ra tầm nhìn tới năm 2030 ứng dụng công nghệ số trong hầu hết các hoạt động, dịch vụ của ngành y tế thành phố, hình thành nền y tế thông minh với ba nội dung chính là phòng bệnh thông minh, khám chữa bệnh thông minh và quản trị y tế thông minh.

Cũng theo lãnh đạo ngành y tế Đà Nẵng, trong những năm qua, các đơn vị y tế trên địa bàn đã từng bước triển khai thành công các ứng dụng như: Ứng dụng khám chữa bệnh tại trạm y tế, lập hồ sơ sức khoẻ công dân, triển khai phần mềm trong quản lý bệnh viện, hệ thống tiêm chủng quốc gia...

Với 24 đơn vị trực thuộc, 4 bệnh viện ngành đóng trên địa bàn, 7 bệnh viện tư nhân, 21 phòng khám đa khoa tư nhân và hơn 1.900 phòng khám, quầy thuốc, nhà thuốc... thời gian qua, các đơn vị đang dần kết nối các dữ liệu y tế, hình thành nền tảng hạ tầng y tế số.

Đến nay, 100% văn bản đến và đi đều được thực hiện trên môi trường mạng, 100% dịch vụ công đạt mức độ 4; 100% các cơ sở khám, chữa bệnh có hệ thống phần mềm quản lý bệnh viện và một số đơn vị triển khai hệ thống quản lý thông tin trong phòng xét nghiệm, lưu trữ và thu giữ hình ảnh; 100% trạm y tế sử dụng phần mềm quản lý thống nhất; 100% nhà thuốc đã kết nối liên thông với hệ thống "Cơ sở dữ liệu dược quốc gia"...

"Tuy có nhiều chuyển biến trong chuyển đổi số, đặc biệt trong việc ứng dụng CNTT nhưng ngành y tế vẫn còn gặp nhiều hạn chế, khó khăn trong thực hiện chuyển đổi số như: Nhận thức và công tác chỉ đạo điều hành về chuyển đổi số chưa đồng đều giữa các đơn vị; nguồn nhân lực CNTT tại đơn vị còn nhiều hạn chế; đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị CNTT còn gặp khó khăn, một số hạ tầng được đầu tư đến nay xuống cấp, dữ liệu còn rời rạc, chưa kết nối, liên thông; các vướng mắc về cơ chế tài chính trong đầu tư, mua sắm chưa được tháo gỡ, các vấn đề về an toàn, an ninh mạng ...", Phó Giám đốc phụ trách Sở Y tế Đà Nẵng cho biết thêm.

Để đẩy nhanh công tác chuyển đổi số trên địa bàn, ông Lê Trung Chinh, Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng đã chỉ đạo các sở, ngành, địa phương, nhất là các cấp ủy, người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải xác định chuyển đổi số là động lực mới, tạo ra không gian phát triển mới cho thành phố. 

"Chuyển đổi số phải để người dân, doanh nghiệp hưởng lợi từ dịch vụ công, tiện ích xã hội thuận tiện hơn, nhanh hơn, hiệu quả hơn; không phát sinh thêm thủ tục, giấy tờ gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp", lãnh đạo TP. Đà Nẵng thông tin.

Lưu Hương