• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đà Nẵng: Hoàn thành lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá

(Chinhphu.vn)-Ông Đặng Duy Hải, Phó Chi cục trưởng, Chi cục Thủy sản, Sở NN&PTNT TP. Đà Nẵng cho biết, Thành phố đã cơ bản hoàn thành việc lắp đặt hệ thống thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá có chiều dài từ 15 m trở lên.

04/07/2020 11:27

Theo đó, toàn Thành phố có 609 tàu cá dài từ 15 m trở lên, trong đó, đã có 554 tàu lắp đặt xong thiết bị giám sát hành trình; 55 tàu còn lại không thực hiện lắp do đang nằm bờ dài ngày không vươn khơi, tàu đã xả bản; tàu chìm, cháy chưa làm thủ tục xả bản; tàu bán chưa làm thủ tục sang tên, đã cải hoán và tàu có công suất dưới 90 CV không đủ điều kiện hoạt động vươn khơi.

Trước đó, nhằm tạo điều kiện cho ngư dân yên tâm vươn khơi bám biển, HĐND TP Đà Nẵng đã ban hành Nghị quyết về việc hỗ trợ 100% kinh phí lắp đặt thiết bị giám sát hành trình và kinh phí thuê bao năm đầu tiên cho tất cả tàu cá ở Đà Nẵng có chiều dài từ 15 m trở lên đang hoạt động tại vùng khơi.

UBND TP. Đà Nẵng đã phê duyệt ba thiết bị giám sát hành trình được hỗ trợ lắp đặt trên tàu cá gồm: Thuraya SF2500, Thuraya MarineStar (Tổng Công ty Dịch vụ viễn thông VNPT Vinaphone) và thiết bị Vifish 18 (Công ty TNHH MTV Thông tin điện tử hàng hải Việt Nam VISHIPEL).

Ngoài ra, Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang (Đà Nẵng) là một trong những cảng cá chỉ định tàu bốc dỡ hải sản của ngư dân miền Trung, vì vậy công tác kiểm tra, kiểm soát tàu ra vào cảng, hoạt động bốc dỡ hải sản theo đúng quy định của Luật Thủy sản và thực hiện các giải pháp về đánh bắt hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) được thực hiện đúng quy trình.

Theo đó, mỗi khi tàu rời cảng hay cập cảng phải khai báo đầy đủ địa điểm, thời gian, sản lượng thông qua nhật ký khai thác của mình. Trên cơ sở đó BQL Âu thuyền và Cảng cá sẽ tổ chức cho tàu cập cảng, giám sát sản lượng thủy sản bốc dỡ, xác nhận nguồn gốc khai thác.

Những tàu không thực hiện theo đúng quy định, không đủ điều kiện đơn vị sẽ tiến hành nhắc nhở, yêu cầu khắc phục, nếu tiếp tục vi phạm không sẽ lập danh sách cho lực lượng chức năng phối hợp xử lý.

 Để tăng cường trách nhiệm, sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong hoạt động thanh tra kiểm tra, kiểm soát nghề cá, ngăn chặn, giảm thiểu và loại bỏ khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định trên địa bàn, UBND TP Đà Nẵng vừa Ban hành Quy chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong hoạt động thanh tra kiểm tra kiểm soát nghề cá trên địa bàn thành phố.

Theo đó, các cơ quan phối hợp phải thường xuyên trao đổi thông tin, tình hình với nhau gồm: Thông tin ngư dân và tàu cá Đà Nẵng khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài; kết quả điều tra, xác minh, xử lý các vụ việc ngư dân và tàu cá Đà Nẵng xâm phạm vùng biển nước ngoài; hoạt động tàu thuyền nước ngoài vi phạm chủ quyền vùng biển Việt Nam...

Đối với công tác thanh tra, kiểm soát nghề cá, Ban Quản lý âu thuyền và cảng cá thực hiện việc tổ chức cho tàu cá cập cảng, thu nhật ký, báo cáo khai thác thủy sản; giám sát việc bốc dỡ thủy sản qua cảng; cung cấp thông tin kịp thời của tàu cá cập cảng cho Văn phòng đại diện kiểm soát nghề cá...

Lưu Hương