• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đà Nẵng: Thiếu nguồn nhân lực ngành công nghệ thông tin

(Chinhphu.vn) – Hiện trên địa bàn TP. Đà Nẵng có khoảng 44.000 nhân lực công nghệ thông tin. Trong giai đoạn 2022 - 2025, Thành phố cần bổ sung tối thiểu 7.500 nhân lực/năm và trong giai đoạn 2026 - 2030, con số này là 8.000 nhân lực/năm.

30/11/2022 17:53
Đà Nẵng: Thiếu nguồn nhân lực ngành công nghệ thông tin - Ảnh 1.

Quang cảnh buổi tọa đàm - Ảnh: VGP/Lưu Hương

Ngày 30/11, TP. Đà Nẵng tổ chức tọa đàm "Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin tại TP. Đà Nẵng".

Tại tọa đàm, bà Ngô Thị Kim Yến, Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng cho biết, công nghệ thông tin với tốc độ tăng trưởng cao đã trở thành một trong những lĩnh vực kinh tế mũi nhọn của Thành phố. 

Trong giai đoạn 2015 - 2020, tốc độ tăng trưởng doanh thu công nghệ thông tin đạt đến 20%/năm. Trong hai năm 2020 và 2021, tuy phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do dịch bệnh COVID-19 nhưng lĩnh vực công nghệ thông tin vẫn duy trì được đà tăng trưởng ấn tượng, đóng góp vào sự phục hồi và phát triển của kinh tế - xã hội thành phố.

Năm 2021 ngành công nghiệp CNTT&TT tăng trưởng 10,47% và đóng góp 8,23% GRDP Thành phố. Tổng doanh thu cả ngành năm 2022 ước đạt 34.293 tỷ đồng, đạt 103,4% kế hoạch, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm 2021. Kim ngạch xuất khẩu phần mềm đạt 110 triệu USD, đạt 100% so với kế hoạch, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm 2021. 

Đặc biệt, theo báo cáo đánh giá chỉ số chuyển đổi số của Bộ TT&TT, kinh tế số năm 2021 của Đà Nẵng đã đóng góp 12,57% GRDP (cao hơn tỉ lệ trung bình toàn quốc là 9,6%).

Hiện trên địa bàn Thành phố có khoảng 44.000 nhân lực công nghệ thông tin, trong đó phần lớn nhân lực tập trung trong lĩnh vực phần mềm và nội dung số. Dựa trên số liệu dự báo của Đề án quy hoạch chung Thành phố, trong giai đoạn 2022 - 2025, Thành phố cần bổ sung tối thiểu 7.500 nhân lực/năm và trong giai đoạn 2026 - 2030, con số này là 8.000 nhân lực/năm.

Đà Nẵng: Thiếu nguồn nhân lực ngành công nghệ thông tin - Ảnh 2.

Công nghệ thông tin là ngành kinh tế mũi nhọn của Đà Nẵng - Ảnh: VGP/Lưu Hương

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để thu hút đầu tư

Khảo sát của Viện Chiến lược Công nghệ thông tin, Bộ TT&TT cho thấy, chỉ có khoảng 15% sinh viên ngành công nghệ thông tin mới tốt nghiệp đáp ứng được yêu cầu doanh nghiệp; 72% sinh viên không có kinh nghiệm thực hành và 42% thiếu kỹ năng làm việc nhóm và kỹ năng mềm. 

"Nhiệm vụ đặt ra là làm thế nào để giải quyết cung cầu về nhân lực công nghệ thông tin giữa cơ sở giáo dục đào tạo và thị trường, đảm bảo sự đồng bộ giữa chất lượng và số lượng", lãnh đạo TP. Đà Nẵng cho hay.

Theo ông Vi Văn Việt, Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp phần mềm Đà Nẵng, để giải bài toán nhân lực, Thành phố cần tiếp tục tạo điều kiện, chính sách để các trường mở rộng quy mô đào tạo, thu hút sinh viên theo học ngành công nghệ thông tin đến Đà Nẵng để học tập, sinh sống và làm việc, tạo điều kiện cho các chính sách an sinh như cho vay mua nhà để an cư lạc nghiệp. 

Về phía các trường đại học, cần thay đổi nhanh chóng chương trình đào tạo cho phù hợp với yêu cầu, đơn cử như ngành hệ thống mạng cần tập trung đào tạo về các kỹ năng như Cloud (đám mây), devOps (tăng cường sự hợp tác và trao đổi thông tin của các lập trình viên và chuyên viên tin học), an ninh mạng. 

Về phía doanh nghiệp thì cần đầu tư phát triển nguồn nhân lực theo hướng chuyên sâu thay vì chỉ đầu tư theo chiều ngang, từ đó từng bước nâng cao chất lượng, năng suất lao động.

Còn PGS.TS Lê Thành Bắc, Phó Giám đốc Đại học Đà Nẵng cho rằng, cần có chính sách, cơ chế quy định doanh nghiệp phải có trách nhiệm đồng hành cùng nhà trường, xã hội trong nhiệm vụ đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực. 

Các trường đại học vùng và đại học trọng điểm cần phải được ưu tiên đầu tư, trở thành nòng cốt giao đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin cho các ngành mũi nhọn; cần có quy định chuẩn giảng viên ngành công nghệ thông tin phù hợp với thực tế để huy động lực lượng cán bộ doanh nghiệp công nghệ thông tin có trình độ cao, có kinh nghiệm thực tiễn tham gia giảng dạy đại học.

"Nhân lực chất lượng cao, trong đó nhân lực công nghệ thông tin là yếu tố quan trọng nhất, quyết định sự tăng trưởng bền vững của kinh tế Thành phố. 

Trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, Thành phố xác định bên cạnh môi trường chính trị - xã hội ổn định, môi trường pháp lý thuận lợi, nguồn nhân lực chất lượng cao chính là lợi thế quyết định tính cạnh tranh của Đà Nẵng trong thu hút đầu tư. 

TP. Đà Nẵng cam kết tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy hợp tác giữa doanh nghiệp, nhà đầu tư, các hiệp hội và cơ sở đào tạo; xây dựng môi trường kinh doanh minh bạch, thông thoáng cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong lĩnh vực công nghệ thông tin", bà Ngô Thị Kim Yến, Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng khẳng định.

Lưu Hương