• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đà Nẵng: Tỉ lệ dịch vụ công trực tuyến toàn trình đạt 95%, cao nhất cả nước

(Chinhphu.vn) - Phát biểu tại Hội nghị chuyên đề nâng cao hiệu quả cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến do Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số tổ chức sáng 31/8 tại Đà Nẵng, Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Lê Trung Chinh đã chia sẻ một số giải pháp nâng cao hiệu quả cung cấp dịch vụ công trực tuyến tại TP. Đà Nẵng.

31/08/2024 10:21
Đà Nẵng: Tỉ lệ dịch vụ công trực tuyến toàn trình đạt 95%, cao nhất cả nước- Ảnh 1.

Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Lê Trung Chinh báo cáo tại Hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Lê Trung Chinh đã chia sẻ một số giải pháp nâng cao hiệu quả cung cấp dịch vụ công trực tuyến tại TP. Đà Nẵng. Đây cũng là địa phương có kết quả nổi trội về tỉ lệ dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) toàn trình và tỉ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình.

Theo Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng, trong nhiều năm qua, Đà Nẵng xác định chuyển đổi số là "động lực mới", là "chìa khóa" để giải quyết các điểm nghẽn trong phát triển; tất cả các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống chính trị tham gia triển khai chuyển đổi số.

Hằng năm, Thành phố ban hành kế hoạch triển khai nhiệm vụ chuyển đổi số, trong đó đưa ra nhiều chỉ tiêu cụ thể trong cung cấp DVCTT. Năm 2024, nhóm chỉ tiêu phát triển chính quyền số có 12/20 chỉ tiêu về DVCTT, trong đó, 5/12 chỉ tiêu riêng của thành phố và 5 chỉ tiêu liên quan đến sử dụng dữ liệu số.

Kết quả, theo báo cáo Bộ Thông tin và Truyền thông, cơ quan thường trực Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, tính đến tháng 7/2024, tỉ lệ DVCTT toàn trình của TP. Đà Nẵng cao nhất cả nước với 95% (trung bình tỉnh thành là 55%); tỉ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình là 65% (trung bình tỉnh thành là 17%).

Tỉ lệ số hóa, cấp kết quả thủ tục hành chính (TTHC) số đạt 64% tính đến thời điểm hiện tại, trong đó 100% kết quả mới (năm 2023 và đến 7/2024) đã được số hóa đưa vào Kho kết quả TTHC.

Đã có gần 260.000 người dân trưởng thành có tài khoản công dân số và 1 kho dữ liệu số trên Hệ thống chính quyền, đạt tỉ lệ khoảng 50%.

Để đạt được kết quả trên, TP. Đà Nẵng đã và đang triển khai nhiều giải pháp mới. Cụ thể, thông qua Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố, đề án, kế hoạch triển khai chuyển đổi số hằng năm và văn bản chỉ đạo điều hành, Thành phố quán triệt trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan, địa phương.

Từ năm 2019, UBND Thành phố đã chỉ đạo các cơ quan triển khai chính giảm thời gian xử lý hồ sơ trực tuyến để khuyến khích người dân sử dụng. Trong đó, giao các cơ quan giảm thời gian xử lý đến 50% đối với DVCTT so với xử lý hồ sơ trực tiếp; yêu cầu các cơ quan nhà nước phải sử dụng DVCTT của cơ quan khác; giao chỉ tiêu DVCTT cho từng cơ quan. Đến nay, hầu hết cơ quan, địa phương đã triển khai chính sách giảm thời gian xử lý hồ sơ đối với DVCTT, trong đó có 128 TTHC (7% TTHC) được giải quyết trong ngày.

Đặc biệt, Thành phố triển khai DVCTT toàn trình (mức cao nhất) cho nhiều TTHC. Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của Đà Nẵng có đầy đủ chức năng, đặc biệt phân hệ Cổng dịch vụ công thành phố được thiết kế dưới dạng "lõi", đáp ứng các tiêu chí về kỹ thuật, thuận lợi trong quá trình xây dựng DVCTT. Hệ thống đã kết nối với nền tảng công dân số, kho kết quả TTHC số (của cá nhân và Thành phố) và các cơ sở dữ liệu chuyên ngành để sử dụng dữ liệu số, triển khai được nhiều DVCTT toàn trình (đạt 95% trong tổng số TTHC).

Bên cạnh đó, Thành phố giảm TTHC nhờ kho dữ liệu cá nhân, kho dữ liệu kết quả TTHC số. Hiện nay, Thành phố đang sử dụng kết quả giải quyết TTHC đã cấp trước đó để giảm 180 TTHC cấp lại, chiếm 10% tổng TTHC của Thành phố (mới giảm, chưa bỏ hoàn toàn TTHC).

Cùng với đó, Đà Nẵng cũng đa dạng hoá kênh/đối tượng nộp hồ sơ trực tuyến, không chỉ các cơ quan, địa phương phải sử dụng DVCTT, Thành phố huy động doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý của ngành, địa phương ưu tiên sử dụng DVCTT; triển khai mô hình "đại lý DVCTT" hay bưu điện/bưu cục nhận, nộp hồ sơ trực tuyến thay người dân, doanh nghiệp (hiện nay đang hỗ trợ, không thu phí); triển khai mô hình tổ công nghệ số cộng đồng, "thôn/tổ điện tử", "đi từng ngõ, gõ từng nhà" tuyên truyền hướng dẫn người dân sử dụng DVCTT theo hướng cụ thể, hiệu quả…

Dù đạt kết quả bước đầu, nhưng theo lãnh đạo Thành phố, vẫn chưa đáp ứng nhu cầu, chưa thuận lợi nhiều cho người dân, doanh nghiệp. UBND Thành phố xác định ngoài yếu tố khách quan là do quy định, TTHC còn rườm rà, nhiều TTHC còn yêu cầu đến cơ quan gặp mặt, xuất trình giấy tờ; thì còn yếu tố chủ quan là nhiều cơ quan triển khai chưa tích cực, chưa triệt để các giải pháp hiện có.

"Để tiếp tục nâng cao hiệu quả cung cấp DVCTT, đặc biệt là triển khai DVCTT toàn trình, trong thời gian tới, UBND TP. Đà Nẵng tiếp tục triển khai triệt để các giải pháp hiện có; triển khai kết luận, chỉ đạo của Thủ tướng, hướng dẫn của bộ, ngành và tham khảo, triển khai thêm các giải pháp do các địa phương chia sẻ qua Hội nghị hôm nay", Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng cho biết.

Nhật Anh