• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đắc Lắc: Vẫn còn nhiều tổn thất cà phê sau thu hoạch

Hiện nay, tình trạng tổn thất sau thu hoạch cà phê trên địa bàn tỉnh Đắc Lắc còn khá cao, chiếm từ 14 đến 15% sản lượng cà phê trong toàn tỉnh, gây nhiều thiệt hại cho các nông hộ sản xuất kinh doanh cà phê.

02/02/2012 09:50
Việc thất thoát cà phê sau thu hoạch chủ yếu ở các nông hộ, nguyên nhân là do nguyên liệu không đảm bảo, thu hoạch quả còn xanh non, thiết bị chế biến không đảm bảo. Theo Sở Công thương, hiện nay, trên địa bàn tỉnh đang tồn tại 3 dạng chế biến cà phê nhân: chế biến theo công nghệ ướt, công nghệ khô và chế biến theo hình thức cải lương. Chế biến theo công nghệ ướt, công nghệ khô chủ yếu ở 34 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cà phê. Các doanh nghiệp này đã thực hiện nghiêm túc việc thu hái cà phê đúng độ chín, đồng thời, đầu tư hàng trăm tỷ đồng trang sắm các trang thiết bị công nghệ hiện đại để sản xuất ra gần 80.000 tấn cà phê nhân đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, hạn chế thấp nhất tình trạng thất thoát cà phê sau thu hoạch. Trong khi đó, 80% sản lượng cà phê còn lại ( 320.000 tấn / năm) đều do các nông hộ tự chế biến theo hình thức cải lương. Cụ thể, sau khi thu hoạch, các nông hộ tiến hành phơi khô nguyên quả truyền thống, xát dập để phơi hoặc xát bóc vỏ quả rồi phơi, sau đó xát tiếp để có cà phê nhân rồi xuất bán cho các đại lý, doanh nghiệp. Sau khi mua về, các doanh nghiệp lại tiếp tục công đoạn đưa vào máy tái chế để có cà phê nhân đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Cũng theo Sở Công thương Đắc Lắc, việc chế biến theo hình thức này, cà phê nhân không những bị vỡ, thất thoát nhiều mà còn lẫn nhiều tạp chất, chất lượng sản phẩm cà phê nhân không đồng đều...
Tỉnh Đắk Lắk đã có chính sách hỗ trợ các đơn vị tập thể, hộ gia đình, cá nhân vay vốn, hỗ trợ lãi suất mua máy móc, thiết bị phơi sấy, chế biến cà phê. Tỉnh hỗ trợ vay vốn (thông qua Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) bằng 100% giá trị hàng hóa và được Nhà nước hỗ trợ 100% lãi suất trong 2 năm đầu, từ năm thứ 3 là 50% lãi suất. Tỉnh cũng hạn chế thu hoạch cà phê xanh, non, tập trung từng bước cơ giới hóa khâu phơi sấy, giảm nhanh các hình thức chế biến cải lương ở các nông hộ, tăng cường chế biến công nghiệp theo công nghệ mới (chế biến ướt) để giảm tổn thất cà phê sau thu hoạch xuống còn 10% vào năm 2015.
Tỉnh Đắc Lắc hiện nay có trên 196.000 ha cà phê, sản lượng mỗi năm trên 400.000 tấn cà phê nhân, trong đó, 85% diện tích và 80% sản lượng cà phê là của các nông hộ.
Quang Huy