• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đại biểu Quốc hội kiến nghị đổi mới phương pháp dạy và học lịch sử

(Chinhphu.vn) – Bộ GD&ĐT cần quyết liệt hơn nữa trong đổi mới phương pháp dạy và học lịch sử sao cho hấp dẫn học sinh, thay thế phương pháp học vẫn còn khá nặng hiện nay là học sinh phải cố học thuộc để nhớ, dẫn dắt học sinh tìm đến môn học Lịch sử bằng sự chủ động.

01/06/2022 17:00
Đại biểu Quốc hội kiến nghị đổi mới phương pháp dạy và học lịch sử - Ảnh 1.

Đại biểu Nguyễn Thị Quyên Thanh

Trong phiên thảo luận tại hội trường Quốc hội, ngày 1/6, đại biểu Nguyễn Thị Quyên Thanh (Vĩnh Long) cho biết, vấn đề đang được cử tri cả nước và đại biểu quan tâm là yêu cầu môn Lịch sử phải là môn học bắt buộc ở cấp THPT trong chương trình giáo dục phổ thông mới.

Các ý kiến phân tích và nhìn nhận từ nhiều góc độ đã khẳng định tầm quan trọng của môn học Lịch sử. "Lịch sử là quá khứ, là nơi chứa đựng giá trị văn hóa, kho tàng tri thức tinh hoa văn hóa nhân loại, là những bài học kinh nghiệm phong phú, là sự thật khách quan về cuộc sống trong suốt quá trình tồn tại, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và phát triển. Có lịch sử mới có tương lai", đại biểu Nguyễn Thị Quyên Thanh nhấn mạnh.

Học lịch sử sẽ giúp học sinh hiểu biết về nguồn cội để biết ơn tổ tiên, hiểu về đức tính chịu thương, chịu khó, tinh thần đoàn kết, anh dũng, sáng tạo và thông minh của biết bao thế hệ trong đấu tranh bảo vệ non sông, bờ cõi để trân trọng giá trị cuộc sống và nuôi dưỡng niềm tin giúp học sinh có kiến thức về tinh hoa của văn hóa nhân loại để học hỏi, giao lưu và hội nhập.

Đại biểu Quốc hội cũng ghi nhận ngành giáo dục-đào tạo đã có nhiều nỗ lực, quyết tâm trong đổi mới phương pháp dạy và học lịch sử. Đã có nhiều mô hình và cách dạy lịch sử rất hay và sinh động, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng kỳ vọng của nhân dân.

"Vì vậy tôi trân trọng đề nghị Bộ GD&ĐT cần quyết liệt hơn nữa trong đổi mới phương pháp dạy và học lịch sử sao cho hấp dẫn học sinh. Chú trọng hơn việc dạy học sinh kỹ năng tìm hiểu, phân tích các thông tin về lịch sử thay cho phương pháp học vẫn còn khá nặng hiện nay là học sinh phải cố học thuộc để nhớ, dẫn dắt học sinh tìm đến môn học Lịch sử bằng sự chủ động, biến những bài học lịch sử thành những câu chuyện sinh động, dễ nhớ và nhớ lâu, khơi gợi và hình thành ở các em sự yêu thích đối với môn học Lịch sử", đại biểu đề nghị.

Bên cạnh đó, cũng theo đại biểu Nguyễn Thị Quyên Thanh, để hình thành ý thức dân tộc, tinh thần yêu nước, hình thành thế giới quan và nhân sinh quan đối với học sinh không chỉ có ở môn học Lịch sử trong nhà trường mà còn có trong mọi sinh hoạt từ gia đình đến xã hội, từ mọi nguồn thông tin mà học sinh tiếp cận hằng ngày, từ các hoạt động mà các em được tham gia, được trải nghiệm từ cộng đồng.

Thực tế hiện nay học sinh chưa có nhiều điều kiện để học lịch sử từ cuộc sống, thông tin các em tiếp cận hàng ngày cũng chưa có nhiều thông tin về lịch sử. Bên cạnh đó, học sinh nói riêng và giới trẻ hiện nay nói chung có quan điểm, cách nhìn, cách nghĩ về cuộc sống có nhiều thay đổi, các em tìm sự chia sẻ, đồng cảm, giao tiếp và học hỏi qua môi trường mạng với nguồn thông tin vô tận và khó kiểm soát. Do đó, "tôi tin và luôn mong muốn ngành giáo dục, giáo dục về lịch sử nói riêng cũng như giáo dục nói chung phải còn là trách nhiệm của toàn xã hội và của mỗi gia đình, cần có sự phối hợp chặt chẽ và hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới", đại biểu Nguyễn Thị Quyên Thanh nhấn mạnh.

Đại biểu Quốc hội kiến nghị đổi mới phương pháp dạy và học lịch sử - Ảnh 2.

Đại biểu Dương Văn Phước

Có cùng quan điểm, đại biểu Dương Văn Phước (Quảng Nam) cũng cho rằng việc dạy và học môn Lịch sử là vấn đề rất quan trọng.

"Tôi nghĩ rằng hiện nay chúng ta đang nói rất nhiều đến vấn đề giáo dục lịch sử cho học sinh phổ thông trong chương trình cải cách giáo dục. Nhưng nếu chúng ta tạo điều kiện thuận lợi, trong đó có vấn đề không tổ chức thu vé tham quan các di tích lịch sử cho đối tượng là học sinh phổ thông để các em không phải trả phí cho việc chiêm ngưỡng những di tích lịch sử quan trọng điều đó còn có giá trị hơn hàng ngàn trang sách, phương pháp giảng dạy lý thú về môn Lịch sử mà chúng ta đang cải cách rất tốn kém với mong muốn để cho các thế hệ học sinh phổ thông yêu thích môn Lịch sử, để các em nắm và hiểu sâu hơn lịch sử của dân tộc mình", đại biểu Phước đề xuất trước Quốc hội.

Tại kỳ họp Quốc hội lần này, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội đã có báo cáo chuyên đề gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội về "Việc triển khai Chương trình GDPT 2018 đối với môn Lịch sử cấp THPT".

Ủy ban Văn hóa, Giáo dục cho rằng, môn Lịch sử cần được xác định vị trí đặc biệt quan trọng trong Chương trình giáo dục phổ thông theo đúng tinh thần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đúng tinh thần Nghị quyết số 113/2015/QH13 ngày 27/11/2015 của Quốc hội, đồng thời bảo đảm mục tiêu "chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống văn hóa, lịch sử…", hình thành nhân cách, lòng yêu nước, sự hiểu biết, nhận thức về truyền thống dân tộc của học sinh và cho thế hệ trẻ.

Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đề nghị Bộ GD&ĐT tiếp thu ý kiến các tầng lớp nhân dân, đội ngũ chuyên gia lịch sử, các đại biểu Quốc hội, quy định môn học Lịch sử cấp THPT trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 là môn học bắt buộc với khối lượng kiến thức phù hợp; tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và cách thức thi, kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục đối với môn học; đồng thời truyền cảm hứng cho học sinh yêu thích môn Lịch sử. Bộ GD&ĐT cần tăng cường công tác tuyên truyền về Chương trình giáo dục phổ thông 2018 nói chung, Chương trình môn Lịch sử nói riêng để tăng thêm sự đồng thuận, ủng hộ của xã hội trong việc triển khai thực hiện.

Hải Liên