• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đại dịch COVID-19: Phép thử đối với ‘hành trình đến tự do’ của nước Mỹ

(Chinhphu.vn) - Khái niệm ‘Tự do’ luôn đồng hành suốt chiều dài lịch sử của Mỹ và là niềm tự hào của quốc gia này. Thậm chí, ‘Tự do’ còn là một quyền được luật định hóa.

03/04/2020 16:26

>>Phần 1: Đại dịch COVID-19: Vì sao châu Âu mong manh?

Mỹ hiện là quốc gia có số người mắc COVID-19 nhiều nhất thế giới - Ảnh: Reuters

Mỗi bang của Mỹ đều có những bộ luật cùng những quy định riêng của mình (Luật Liên bang chỉ hiện hữu khi cần sự bổ sung cho luật của các bang). Cụ thể như, có cảnh sát của bang, bằng lái xe do từng bang cấp cùng quy tắc giao thông của riêng mình, độ tuổi kết hôn, hệ thống chăm sóc sức khỏe, hệ thống giáo dục giữa các bang… cũng không giống nhau. Ví dụ như trong khi tại bang Massachusetts, hầu như mọi người đều có bảo hiểm y tế và các bệnh viện tại đây đều thuộc dạng tốt nhất nước Mỹ thì ở Alabama hoặc Missisipi lại không hẳn là như vậy.

Có lẽ chính vì lý do này mà theo The Week, Mỹ là nước duy nhất trên thế giới trong số các quốc gia phát triển không có một hệ thống bảo hiểm y tế chung trên toàn quốc. Tại đây, có khoảng 28 triệu người không có bảo hiểm y tế và mỗi lần cần đi khám bác sĩ hoặc mua thuốc men là cả một gánh nặng tài chính đối với họ.

Theo Hiệp hội Y tế Mỹ (American Medical Association), có khoảng 14.000 cơ sở cấp cứu trên toàn nước Mỹ nhưng lại không hoạt động theo một đầu mối thống nhất vì hình thức sở hữu rất khác nhau: Nhà nước, tư nhân, hảo tâm và trực thuộc các bệnh viện.

Trước sự hoành hành của dịch bệnh, hồi giữa tháng Ba, ứng viên tổng thống Mỹ, Thượng nghị sĩ Bernie Sanders (78 tuổi) đã viết trên Twitter: “Đại dịch Corona virus đã cho thấy sự yếu kém và bất lực đến kỳ lạ của hệ thống chăm sóc sức khỏe của Mỹ, quốc gia hùng mạnh nhất thế giới nhưng lại không thể bảo đảm chăm lo y tế được cho mỗi người dân của mình”. Ngay sau đó, trong buổi diễn thuyết tranh cử, ông còn nhấn mạnh thêm rằng tại Mỹ, có hàng nghìn chương trình bảo hiểm y tế khác nhau nhưng lại không được tích hợp vào một hệ thống chung đồng nhất. Hậu quả của sự bất cập này đã khiến khoảng 60.000 người thiệt mạng mỗi năm chỉ vì không được chữa trị kịp thời dù hoàn toàn không phải chết vì dịch bệnh như hiện nay.

Mỹ được đánh giá là quốc gia có chỉ số an toàn sức khỏe gần như cao nhất thế giới với 83,5 điểm, tưởng như sẽ dễ dàng và nhanh chóng dập được dịch bệnh nhưng thực tế đã cho thấy điều ngược lại. Hiện nay, số người nhiễm SARS-CoV-2 tại Mỹ nhiều nhất thế giới.

Hệ thống chăm sóc sức khoẻ của Mỹ được “lập trình” để có thể vượt qua các đợt khủng hoảng khi tình trạng khẩn cấp xảy ra ở một số bang và những bang khác “đang may mắn” hơn có thể trợ giúp những bang gặp nạn. “Người tính không bằng trời tính”, giờ đây hầu như cả 50 bang của Mỹ đã bị SARS-CoV-2 “gõ cửa” và thâm nhập, năng lực của cả hệ thống đã dần bị quá tải.

Văn phòng phòng chống đại dịch, một bộ phận trực thuộc Hội đồng An ninh Quốc gia, đã bị giải thể vào năm 2018. Ngày 28/1, Luciana Borio, cựu thành viên của văn phòng này đã kêu gọi Chính phủ phải hành động khẩn cấp để ngăn chặn dịch bệnh và phối hợp với các cơ sở tư nhân nhằm triển khai các chẩn đoán và xét nghiệm thực sự hiệu quả. Lời đề nghị này được đăng cả trên The Wall Street Journal nhưng dường như đã không được truyền tải tới Tổng thống Donald Trump, mọi sự vẫn dậm chân tại chỗ thay vì những hành động thiết thực. Thậm chí khi đó, ông Trump còn cho rằng mọi người đã thổi phồng thái quá về con virus bé nhỏ. Trái với cảnh báo của giới chuyên gia, ông Trump còn lạc quan cho rằng chỉ sau vài tuần nữa, vào dịp lễ Phục sinh, người dân Mỹ sẽ quay trở lại với công việc của mình, “đất nước sẽ mở cửa để làm ăn trở lại và mọi thứ sẽ trôi vào dĩ vãng”.

Số giường tại bệnh viện bình quân tính theo đầu người ở Mỹ cũng giống như Italy (khoảng 280 giường/100.000 dân. Mức bình quân theo OECD là 360, cao nhất là Nhật Bản với 780 giường/100.000 dân). Dựa trên những gì đang diễn ra tại Tây Ban Nha và Italy, nhóm chuyên gia thuộc Đại học Hoàng gia London đã triển khai các nghiên cứu và đưa ra cảnh báo nếu dịch bệnh không được kiểm soát thì chỉ đến cuối tháng Tư, toàn bộ số giường bệnh ở xứ cờ hoa sẽ không còn chỗ trống và đến cuối tháng Sáu, cứ một cái giường trong bệnh viện sẽ phải gánh tới 15 người nhiễm COVID-19. Với kịch bản này, cuối mùa Hè năm nay sẽ có khoảng 2,2 triệu người Mỹ thiệt mạng cả bởi trực tiếp do đại dịch lẫn gián tiếp do hệ thống y tế không còn “rảnh tay” để chữa trị các bệnh hiểm nghèo khác hoặc cấp cứu các tai nạn giao thông...

Một phân tích gần đây của Đại học Pennsylvania ước tính rằng ngay cả khi các biện pháp cách ly và ngăn ngừa giúp giảm sự lây lan xuống 95% thì vẫn còn 960.000 người cần phải được chăm sóc đặc biệt. Cả nước Mỹ hiện chỉ có khoảng 180.000 máy trợ thở cùng 100.000 chuyên gia và các nhân viên để vận hành các thiết bị trợ thở đó. Chính vì vậy, theo khuyến cáo việc thực hiện cách ly trong xã hội là tối cần thiết.

Chuyên gia A.Baranova cho biết, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) định giá mỗi xét nghiệm Corona virus ở mức 1.800 USD. Theo quy định đối với mỗi trường hợp bị nghi nhiễm bệnh phải thực hiện 3 test như vậy. Nếu phải điều trị thì còn thêm chi phí thuốc men, máy trợ thở… tổng chi phí là rất cao. Vì phải chữa trị khẩn cấp nên các bệnh viện vẫn phải thực thi trách nhiệm của mình và cứ xuất hoá đơn cho việc này. Tuy nhiên, ai sẽ là người thanh toán? Nhà nước, cơ quan bảo hiểm hay người dân? Câu hỏi hiện thời vẫn đang bị bỏ ngỏ.

Trong tình huống khẩn cấp như hiện nay, mỗi bang của Mỹ dường như vẫn đang tự do xử lý tình huống theo cách của mình. Nhưng để thoát ra được khỏi thảm họa thì rất cần sự đồng lòng từ người dân cùng các cấp chính quyền và một hệ thống chăm sóc sức khỏe thống nhất mà nước Mỹ đang còn thiếu như Thượng nghị sĩ Bernie Sanders đã cảnh báo.

Kịch bản châu Á, hay kịch bản Italy

Denis Protsenko, bác sĩ trưởng tại Trung tâm cách ly và điều trị Corona virus tại Kommunark (ngoại ô Moscow, Nga) trong cuộc trao đổi với Tổng thống Nga V. Putin, trên quan điểm y học đã phác họa 2 kịch bản lớn về vấn đề này, đó là “kịch bản châu Á” tức là lắng xuống nhanh chóng và “kịch bản Italy” có nghĩa là vẫn còn bùng phát mạnh.

Tại sao nhiều quốc gia châu Á với các mức độ khác nhau, có nơi đã từng là “tâm dịch” của thế giới như Trung Quốc và Hàn Quốc với số người nhiễm virus SARS-CoV-2 ở mức kỷ lục nhưng rất nhanh chóng chặn đứng được sự lây lan này? Và tại sao Mỹ và nhiều nước ở châu Âu mặc dù có thể học được nhiều điều từ các quốc gia châu Á nhưng dường như vẫn rất yếu ớt chống trả?

Trên The Week, phóng viên Ryan Cooper đã viết về thành công của một số quốc gia này: “Có thể tóm tắt bằng mấy từ như sau: Một hệ thống y tế cộng đồng đang vận hành, tính kỷ luật, biết nghe lời, tinh thần tập thể và kịp thời triển khai triệt để các biện pháp cách ly, khử trùng, giám sát và xét nghiệm hàng loạt”.

Khi phân tích thành công của Hàn Quốc mà không cần phải áp dụng các biện pháp hạn chế đi lại như Trung Quốc hay đóng cửa biên giới như các nước khác đã làm, The New York Time (NYT) cho rằng các nước phương Tây rất khó học và áp dụng được từ thực tế này bởi họ đang vướng phải 3 trở ngại là: Quyết tâm chính trị yếu, niềm tin trong xã hội thấp và không còn thời gian.

Thực tế đã chứng minh rằng các quốc gia châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore và Việt Nam mặc dù nền tảng kinh tế, xã hội và cả chế độ chính trị là rất khác nhau nhưng đều đã và đang thành công trong cuộc chiến chống lại SARS-CoV-2 bởi có những điểm chung rất giống nhau, đó là: Sự vào cuộc khẩn trương và quyết liệt; rất nghiêm túc và đúng mực trong việc tiếp nhận, phân tích và xử lý thông tin về mức độ nguy hiểm của dịch bệnh COVOD-19. Trên cơ sở đó đã nhanh chóng triển khai các biện pháp cần thiết và hữu hiệu.

Thực hiện theo dõi, cách ly và kiểm tra chặt chẽ. Nhờ các biện pháp được triển khai đồng bộ, nghiêm túc và chặt chẽ mà việc khoanh vùng, giám sát và chữa trị được kịp thời.

Đức là quốc gia Tây Âu đã không bị quá tải vì dịch bệnh và tỉ lệ tử vong tại đây thấp hơn hẳn. Một trong những lý do của thành quả này là thực hiện việc cách ly xã hội. Không kể các thành viên trong một gia đình, nếu tụ tập trên 2 người trở lên có thể bị phạt tới 25.000 euro. Niềm tin của người dân vào chính quyền và sự đồng lòng trong toàn xã hội. Theo NYT, các cuộc khảo sát cho thấy tỉ lệ người dân ủng hộ các biện pháp của chính quyền rất cao.

Ở Việt Nam, khẩu hiệu “chống dịch như chống giặc” đã giúp người dân ý thức được mục tiêu chung cần phải đạt được, đó chiến thắng. Các phương tiện truyền thông luôn nhắc nhở mọi người phải đeo khẩu trang, rửa tay và giữ khoảng cách an toàn… Như Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hàn quốc Lee Tae Ho cho biết: “Việc cung cấp thông tin đầy đủ và chi tiết để từ đó yêu cầu sự hợp tác, đồng lòng từ phía nhân dân một mặt đã giúp người dân nâng cao được nhận thức và mặt khác, chính người dân sẽ hợp tác với chính quyền để chiến đấu với Corona virus”.

 Phạm Hoàng

Phần cuối: Những bài học cho tương lai