• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đại học TN&MT Hà Nội: Mở hướng đào tạo nhân lực về biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu (BĐKH) là vấn đề quan trọng, cấp bách và cũng là vấn đề mới trong sự nghiệp phát triển của đất nước. Để ứng phó với những tác động do BĐKH gây ra chúng ta cần phải làm nhiều việc: Nghiên cứu, quan trắc đo đạc, cảnh báo dự báo, lập quy hoạch, kế hoạch, hợp tác quốc tế, nâng cao nhận thức của cộng đồng, huấn luyện và đào tạo cán bộ.

20/01/2011 16:14

Trong 9 nhóm mục tiêu của Chương trình Mục tiêu Quốc gia ứng phó với BĐKH, nâng cao nhận thức, trách nhiệm tham gia của cộng đồng và phát triển nguồn nhân lực được xem là một mục tiêu quan trọng. Phải chú trọng xây dựng đội ngũ ngay từ đầu để hình thành một lực lượng có năng lực đủ sức quản lý các vấn đề giảm nhẹ tác động với BĐKH, đồng thời tận dụng các cơ hội thích ứng với BĐKH. Trong Chương trình Mục tiêu Quốc gia ứng phó với BĐKH, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm quan trọng và là vị trí trung tâm.

Nắm bắt xu thế đó, Trường Đại học TN&MT Hà Nộixem đào tạo về BĐKH là một hướng đi trong tương lai, đồng thời nhiệm vụ quan trọng, cấp bách và lâu dài của Nhà trường, là hợp tác với các cơ sở đào tạo, nghiên cứu trong và ngoài nước về nhiệm vụ này.

Theo Cổng thông tin điện tử của Chính phủ, tại cuộc gặp song phương bền lề với Thủ tướng Việt Nam, Ngoại trưởng Mỹ, bà Hillary Clinton khẳng định, cam kết nâng mối quan hệ hợp tác với Việt Nam. Trong đó tăng cường hợp tác giữa hai quốc gia trên lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, y tế, ứng phó vớibiến đổi khí hậu, giáo dục đào tạo... và khẳng định sẽ hỗ trợ Việt Nam trong việc xây dựng trường đại học chuyên sâu về biến đổi khí hậu. Đây là một cơ hội hợp tác với hiệu quả cao trong việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực về ứng phó với BĐKH của Việt Nam. Khai thác tốt cơ hội này sẽ giúp Trường hoàn thành tốt các nhiệm vụ nêu trên về lĩnh vực BĐKH.

5 nội dung đào tạo nhân lực về BĐKH đã được trường triển khai. Đó là Xây dựng đề án trình Bộ TN&MT về nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu về lĩnh vực BĐKH; Thành lập tổ công tác nghiên cứu giúp lãnh đạo Trường xây dựng định hướng, kế hoạch công tác trước mắt và lâu dài về đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu về lĩnh vực BĐKH; Trình cấp có thẩm quyền để xin tiếp nhận đề xuất của Ngoại trưởng Hoa Kỳ; Trình cấp có thẩm quyền để được tiếp xúc với Tổ chức VEF (Vietnam Education Fund) của Hoa Kỳ về khả năng hợp tác để thực hiện đề xuất của Ngoại trưởng Hoa Kỳ vừa qua; Xây dựng đề án trình Bộ TN&MT thành lập khoa đào tạo trình độ đại học về BĐKH và xây dựng chương trình đào tạo trình độ đại học về lĩnh vực BĐKH.

Chương trình đào tạo về lĩnh vực BĐKH được biên soạn trang bị cho người học vừa có kiến thức toàn diện vừa nhấn mạnh kiến thức tiềm năng vững chắc về BĐKH. Thời gian đào tạo 4 năm, chương trình được cấu trúc theo 3 nhóm kiến thức cốt lõi. Đó là, Nhóm kiến thức về giáo dục đại cương gồm 50-55 tín chỉ; Nhóm kiến thức về cơ sở ngành gồm 30-35 tín chỉ bao gồm các kiến thức về thống kê, phân tích hệ thống và kiến thức liên quan trực tiếp về TN&MT và Nhóm kiến thức ngành và chuyên ngành, từ 55-60 tín chỉ với 2 nội dung là đánh giá sự tác động, dự báo tổn thương và kiến thức ứng phó với BĐKH.

Việc xây dựng chương trình đào tạo và triển khai đào tạo về lĩnh vực BĐKH là nội dung rất mới ở Việt Nam. Vì thế việc liên kết, phối hợp và nhất là hợp tác quốc tế về lĩnh vực này là cực kỳ quan trọng và phải được ưu tiên trong chiến lược phát triển của Nhà trườngq

NGƯT Trần Duy Kiều

Phó Hiệu trưởng Trường Đại học TN&MT Hà Nội