• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đại hội Đảng bộ Quảng Bình: 4 vấn đề để phát triển

(Chinhphu.vn) - Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã gợi mở 4 nội dung để các đại biểu thảo luận, đề ra được phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp cho nhiệm kỳ tới.

22/10/2015 12:59

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng các đại biểu tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Bình. Ảnh: VGP/Lê Sơn

Ngày 22/10, Quảng Bình đã khai mạc Đại hội Đảng bộ lần thứ XVI. Phát biểu chỉ đạo Đại hội, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc biểu dương những thành tích và kết quả to lớn mà Đảng bộ, nhân dân các dân tộc tỉnh Quảng Bình đạt được trong nhiệm kỳ qua.

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, Quảng Bình đã phát huy được truyền thống anh hùng cách mạng, đoàn kết, khắc phục khó khăn, nỗ lực phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XV đề ra, đạt kết quả khá toàn diện trên các lĩnh vực.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 6,5%, thu nhập bình quân đầu người đạt 27 triệu/người/năm, tỉ lệ hộ nghèo năm 2015 còn 5% (giảm bình quân 4%/năm)...

Lĩnh vực văn hóa-xã hội có nhiều chuyển biến, chính trị-xã hội ổn định, quốc phòng-an ninh được tăng cường, công tác xây dựng đảng được chú trọng, năng lực và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và cán bộ, đảng viên được nâng lên, giữ vững đoàn kết nội bộ.  

Ghi nhận những thành tựu của tỉnh Quảng Bình, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng chỉ rõ một số bất cập, hạn chế cần tập trung khắc phục.

Đó là, Quảng Bình vẫn là tỉnh nghèo, hạ tầng KT-XH chậm phát triển, tăng trưởng kinh tế thấp, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế; cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, quy mô sản xuất còn nhỏ, chất lượng và sức cạnh tranh của hàng hóa dịch vụ trên địa bàn chưa cao, sản phẩm du lịch là thế mạnh nhưng còn đơn điệu, ứng dụng khoa học kỹ thuật còn hạn chế, công tác đào tạo cán bộ chưa được chú trọng, cải cách hành chính chưa quyết liệt, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh chậm được cải thiện...

Trên cơ sở đó, Phó Thủ tướng Chính phủ gợi mở 4 nội dung để các đại biểu thảo luận, đề ra được phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp cho nhiệm kỳ tới.

Một là, cần đẩy mạnh huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển. Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỉ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ có lợi thế. Tập trung xây dựng khu kinh tế Hòn La thành khu kinh tế tổng hợp. Thúc đẩy mạnh mẽ phát triển du lịch, sớm đưa Phong Nha-Kẻ Bàng-Sơn Đoòng thành một trung tâm du lịch lớn của cả nước.

Đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp, tập trung phát triển nông nghiệp đa chức năng, nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp công nghệ cao gắn với xây dựng nông thôn mới, xây dựng các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây lương thực, thực phẩm. Chăm sóc bảo vệ rừng gắn với nâng cao đời sống người dân giữ rừng, trồng rừng. Phát triển mạnh mẽ kinh tế biển, đầu tư nâng cấp, cải tạo các cơ sở hạ tầng nghề cá.

Thứ hai, phát triển kinh tế phải gắn với phát triển văn hóa-xã hội, bảo vệ môi trường. Chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục-đào tạo, nguồn nhân lực chất lượng cao. Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, bảo vệ sức khỏe. Thực hiện tốt chính sách an sinh-xã hội, giảm nghèo bền vững, xây dựng môi trường sống lành mạnh, an ninh, an toàn, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân.

Thứ ba, tăng cường công tác bảo đảm quốc phòng-an ninh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Chủ động phòng, chống tội phạm, nhất là các loại tội phạm về ma túy, tội phạm tuyến biên giới. Không để hình thành các “điểm nóng”, tình huống bất ngờ, bị động xảy ra trên địa bàn.

Thứ tư, tăng cường xây dựng đảng cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Theo đó, tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 gắn với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Khắc phục tư tưởng bảo thủ, chủ quan, nóng vội. Đổi mới hơn nữa phương thức và năng lực lãnh đạo của Đảng, tăng cường tính kỷ luật, kỷ cương, giữ gìn sự đoàn kết trong Đảng. Nâng cao năng lực quản lý và điều hành của chính quyền các cấp, xây dựng bộ máy công quyền, đội ngũ công chức thực sự phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Một số chỉ tiêu cụ thể, giai đoạn 2015-2020:

Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân tăng hằng năm đạt 8,5-9%.

Giá trị sản xuất tăng bình quân: Nông, lâm ngư nghiệp tăng 4-4,5%, công nghiệp xây dựng 11-11,5%, dịch vụ 9-9,5%.

Đến năm 2020: Thu ngân sách trên địa bàn đạt 8.000 tỉ đồng, tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 60.000 tỉ đồng, giá trị sản phẩm trên địa bàn bình quân đầu người đạt 65-70 triệu/người/năm.

99,8% số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia, 90,6% số xã đạt chuẩn về y tế, 80% dân số tham gia bảo hiểm y tế, 65% lao động qua đào tạo, 97% dân cư thành thị và 90% dân cư nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh, tỉ lệ che phủ rừng đạt 70%.

Hằng năm, có 99% tổ chức cơ sở đảng hoàn thành nhiệm vụ trở lên, khoảng 50% tổ chức cơ sở đảng đạt trong sạch, vững mạnh, 99% đảng viên hoàn thành nhiệm vụ trở lên và 100% thôn, bản có tổ chức cơ sở đảng.

Báo cáo Chính trị tại Đại hội do ông Hoàng Đăng Quang, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Quảng Bình nhấn mạnh đến 5 nhóm giải pháp cơ bản, mang tính đột phá cho nhiệm kỳ 2015-2020.

Một là, tập trung nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác cán bộ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Hai là, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng, quản lý và thực hiện quy hoạch phát triển KT-XH, quy hoạch vùng, các quy hoạch quan trọng của tỉnh.

Tập trung củng cố công tác xây dựng quy hoạch, tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ làm quy hoạch có trình độ, nghiệp vụ, bảo đảm đủ năng lực, tầm nhìn. Thực hiện công khai, minh bạch các quy hoạch đã được phê duyệt để nhân dân biết, thực hiện và giám sát. Điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch chi tiết, phù hợp với sự phát triển trong từng giai đoạn.

Ba là, huy động mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển KT-XH, chú trọng xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng theo hướng đồng bộ, hiện đại.

Huy động nguồn lực đầu tư của toàn xã hội theo hướng tăng hiệu quả và phát huy lợi thế so sánh của từng vùng, từng ngành, từng sản phẩm. Đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển, huy động tối đa các nguồn lực của các thành phần kinh tế để hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng.

Bốn là, đẩy mạnh công tác xúc tiến, kêu gọi đầu tư, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, nâng cao chất lượng tăng trưởng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Đổi mới nội dung và phương thức vận động, xúc tiến đầu tư, tiếp tục tháo gỡ khó khăn, tìm thị trường tiêu thụ cho các doanh nghiệp. Điều chỉnh cơ cấu thu hút vốn đầu tư, ưu tiên đầu tư vào các lĩnh vực chế biến sâu, tạo năng lực xuất khẩu mới, phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ.

Năm là, đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là các thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp và nhân dân, nâng cao hiệu quả cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

Đẩy mạnh cải cách hành chính, loại bỏ những bất hợp lý, phiền hà nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân và doanh nghiệp, xử nghiêm tệ cửa quyền, nhũng nhiễu, tiêu cực.

Lê Sơn