• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đại hội Đảng XII trong niềm tin, kỳ vọng của ngư dân

(Chinhphu.vn) - Tại miền Trung, bà con ngư dân và các doanh nghiệp (DN) hoạt động trong lĩnh vực đóng tàu đánh bắt xa bờ đang kỳ vọng Đại hội Đảng lần này sẽ đề ra nhiều quyết sách hỗ trợ ngư dân vươn khơi, đẩy mạnh phát triển kinh tế biển.

21/01/2016 11:21

Ngư dân Trần Văn Hùng, Đội trưởng Tổ đoàn kết trên biển, thôn Trung Bính, xã Bảo Ninh, TP. Đồng Hới

Những ngày này, tại các cảng cá miền Trung, tàu bè tấp nập ngược xuôi chuẩn bị cho chuyến biển cuối năm. Tuy nhiên, bà con ngư dân cũng không quên cập nhật tình hình Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Ngư dân Trần Văn Hùng, Đội trưởng Tổ đoàn kết trên biển, thôn Trung Bính, xã Bảo Ninh, TP. Đồng Hới vui vẻ cho biết: “Trong nhiệm kỳ qua, tôi thấy Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư rất lớn cho phát triển kinh tế biển đảo, thiết thực với ngư dân. Nhiều chính sách như hỗ trợ giá xăng dầu, hỗ trợ người dân vay vốn với lãi suất thấp để đóng tàu vỏ thép, tàu công suất lớn đã nhận được sự đồng thuận cao của ngư dân. Các chính sách này đã giúp đời sống ngư dân ngày càng được nâng lên, nên chúng tôi rất phấn khởi và tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng”.

Về Đại hội lần này, anh Hùng mong muốn Đảng và Nhà nước có chính sách hỗ trợ các tổ ngư dân đoàn kết trên biển xây dựng cơ sở neo đậu tàu thuyền, nạo vét cửa sông để tàu bè thuận tiện đi vào bởi tình trạng bồi lấp cửa biển thời gian gần đây đang diễn ra nghiêm trọng.

Còn ông Bùi Ngọc Dương, Phó giám đốc Công ty cổ phần thương mại vận tải và Hậu cần nghề cá Sao Đỏ (HTX đóng tàu hậu cần nghề cá đầu tiên của Đà Nẵng) cho biết, là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hậu cần nghề cá, ông kỳ vọng Nhà nước sẽ có cơ chế đột phá về tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế biển, góp phần nâng cao hiệu quả khai thác và cải thiện thu nhập đối với các doanh nghiệp và ngư dân, đồng thời hướng đến phát triển thành ngành công nghiệp khai thác hải sản hiệu quả và bền vững.

Theo ông Dương, Nhà nước nên có những chính sách tín dụng đặc thù để DN và ngư dân tiếp cận được nguồn vốn hỗ trợ và có điều kiện trả vốn vay hợp lý. Kết hợp việc hỗ trợ vốn vay với hỗ trợ cải thiện phương tiện tàu thuyền, ngư lưới cụ khai thác, chế biến để nâng cao hiệu quả sản xuất...

Bên cạnh đó, ông mong muốn Đảng và Nhà nước thực hiện tốt việc thu hút, khuyến khích con em ngư dân theo học nghề khai thác hải sản tại các trường chuyên nghiệp; hỗ trợ đào tạo đội ngũ lao động hiện nay về kỹ năng hoạt động trên biển, về sử dụng các trang thiết bị hiện đại trong khai thác, đánh bắt hải sản và kiến thức pháp luật về biển nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả hoạt động.

Với vai trò là đơn vị quản lý, ông Trần Văn Lĩnh, Chủ tịch Hội nghề cá TP. Đà Nẵng nhận định: “Hiện nay, các chính sách về phát triển kinh tế biển của Đảng và Nhà nước được coi là rất ưu ái cho người dân. Với vai trò chủ tịch Hội nghề cá, tôi hoan nghênh nhiều chính sách của Đảng, Nhà nước những năm gần đây đối với ngư dân”.

Tuy nhiên, ông Lĩnh cho rằng có những chính sách tốt nhưng việc thực hiện vẫn còn nhiều ràng buộc. Chẳng hạn như chính sách ưu tiên ngư dân vay vốn đóng tàu vỏ sắt thì cũng buộc ngư dân phải đóng theo mẫu, hay việc xây dựng 6 Trung tâm nghề cá lớn nhưng thực tế tất cả đều là cải hoán từ các cảng cá cũ; nhiều cảng cá ở miền Trung như Nhật Lệ, Quảng Ngãi, Bình Định… bị bồi lấp, tàu thuyền nhỏ ngư dân ra vào còn khó khăn thì khi đóng tàu lớn, tàu vỏ sắt thì sao vào được, thế nên để chính sách đi vào thực tế rất cần sự quyết tâm của tất cả các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương.

Lưu Hương