• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đại hội Vũ trụ quốc tế nhấn mạnh sự hợp tác trong thám hiểm

(Chinhphu.vn) - Chủ tịch Liên đoàn Vũ trụ quốc tế Jean-Yves Le Gall khẳng định, không cá nhân nào có thể một mình đạt được những gì họ muốn trong thời đại hiện nay, đồng thời kêu gọi tất cả các chuyên gia vũ trụ hợp tác cùng nhau, không để bất cứ trở ngại nào cản đường.

22/10/2019 14:06
Toàn cảnh Đại hội Vũ trụ quốc tế 2019
Ngày 21/10, Đại hội Vũ trụ quốc tế (IAC) lần thứ 70 đã khai mạc tại thủ đô Washington của Mỹ với sự tham dự của hơn 6.000 đại biểu từ nhiều quốc gia khác nhau.

Chủ đề của IAC 2019 là “Không gian: Sức mạnh của quá khứ, lời hứa của tương lai”.

Tại sự kiện kéo dài 5 ngày này, các đại biểu sẽ thảo luận về sự đổi mới và những tiến bộ trong các nghiên cứu về vũ trụ, thám hiểm Hệ mặt Trời, tìm kiếm nước trên sao Hỏa, phòng thủ chống lại tiểu hành tinh, quản lý việc du hành và vận chuyển hàng hóa trong không gian.

Phát biểu tại sự kiện, Chủ tịch Liên đoàn Vũ trụ quốc tế (IAF) Jean-Yves Le Gall đã nhấn mạnh sự hợp tác trong thám hiểm không gian. Ông Le Gall khẳng định, không cá nhân nào có thể một mình đạt được những gì họ muốn trong thời đại hiện nay, đồng thời kêu gọi tất cả các chuyên gia vũ trụ hợp tác cùng nhau, không để bất cứ trở ngại nào cản đường.

Được sáng lập và tổ chức thường niên từ năm 1950, IAC là một sự kiện đặc biệt dành cho tất cả các chuyên gia vũ trụ do IAF tổ chức. IAC không chỉ giúp cho người tham dự được cập nhật mọi thông tin về không gian và công nghệ vũ trụ mới nhất mà đây còn là nơi kết nối mạng lưới toàn cầu, mở ra nhiều cơ hội hợp tác phát triển.

Mỗi năm, IAC được tổ chức tại một quốc gia với chủ đề riêng. 5 chủ đề được IAC thảo luận bao gồm: Khoa học và Thăm dò, Ứng dụng và Hoạt động, Công nghệ, Cơ sở hạ tầng, Không gian Vũ trụ và Xã hội.

NASA muốn cùng các đối tác quốc tế khám phá Mặt trăng

Phát biểu trong cuộc họp báo bên lề IAC, Giám đốc điều hành NASA, ông Jim Bridenstine cho biết: "Có rất nhiều không gian trên Mặt trăng và chúng tôi cần tất cả các đối tác quốc tế đi cùng chúng tôi tới Mặt trăng. Nếu chúng ta có thể đi đến thỏa thuận về sự đóng góp của tất cả các quốc gia và cách thức để trở thành một phần của dự án này, thì chắc chắn không có lý do ngăn cản tất cả các đối tác quốc tế tham gia cùng chúng tôi trên vệ tinh của Trái đất". 

Hiện tại, các chuyên gia Mỹ đang phát triển tàu vũ trụ Orion và trạm vũ trụ mini mang tên Gateway trên quỹ đạo Mặt trăng để sử dụng cho nhiệm vụ thăm dò đầu tiên trong sứ mệnh Artemis 3 vào năm 2024. 

Chỉ có duy nhất một module trong sứ mệnh này được sản xuất bên ngoài nước Mỹ. Module này do Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) cung cấp - có nhiệm vụ cung cấp điện, động cơ đẩy, điều khiển nhiệt cho tàu Orion cũng như cung cấp dưỡng khí và nước trong không gian vũ trụ. 

Theo kế hoạch, chỉ sau khi Gateway được mở rộng, các chuyên gia không phải là người Mỹ mới có thể tham gia hành trình đáp xuống Mặt trăng. 

Cũng có mặt tại cuộc họp báo trên, Giám đốc ESA, ông Jan Worner cho biết: "Chúng tôi cũng đang thảo luận với NASA về việc cử các phi hành gia châu Âu tham gia sứ mệnh thám hiểm bề mặt Mặt trăng". Theo nhận định của ông Worner, năm 2024 chắc chắn sẽ là những hoạt động hoàn toàn của Mỹ trên Mặt trăng, các phi hành gia châu Âu có thể sẽ tham gia từ năm 2027 hoặc 2028. 

Trong khi đó, ông Hiroshi Yamakawa, Chủ tịch Cơ quan Thám hiểm Vũ trụ Nhật Bản, cho biết Tokyo cũng muốn tận dụng dự án của Mỹ để tạo ra chương mới trong lịch sử của chính mình - đó là lần đầu tiên các phi hành gia Nhật Bản đáp xuống bề mặt Mặt trăng.

Vũ Phong