• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đài PTTH Hà Nội: Vững bước để cánh sóng bay cao

(Chinhphu.vn) – Cùng với hành trình phát triển của Thủ đô Hà Nội, Đài PTTH Hà Nội trải qua những thăng trầm để có những kết quả như ngày hôm nay khi khẳng định được thương hiệu trong hệ thống truyền thông cả nước, để lại dấu ấn trong lòng công chúng với biểu tượng chữ “H” trên sóng truyền hình.

11/10/2014 18:06

Ông Trần Gia Thái, Tổng Giám đốc, Tổng Biên tập Đài PTTH Hà Nội. Ảnh: Mai Anh

Đi cùng sự phát triển của Thủ đô, Đài Phát thanh-Truyền hình (PTTH) Hà Nội từ một kênh phát thanh, một kênh truyền hình đã phát triển có 3 kênh phát thanh; 3 kênh truyền hình quảng bá và phát sóng gần 80 kênh truyền hình trên hệ thống truyền hình cáp hữu tuyến.

Nhân dịp Đài PTTH Hà Nội kỷ niệm 60 năm ngày thành lập (14/10/1954 – 14/10/2014), phóng viên Báo Điện tử Chính phủ đã có cuộc trao đổi với ông Trần Gia Thái, Tổng Giám đốc, Tổng Biên tập Đài PTTH Hà Nội về chặng đường phát triển của Đài trong 60 năm qua.

Thưa ông, Đài PTTH Hà Nội cũng trải qua quá trình 60 xây dựng và phát triển như chiều dài của mốc son ngày Giải phóng Thủ đô.Xin ông cho biết những dấu ấn phát triển đặc biệt của Đài PTTH Hà Nội trong 60 năm qua?

Ông Trần Gia Thái: Sau ngày Thủ đô Hà Nội được giải phóng, ngày 14/10/1954 Đài PTTH Hà Nội được thành lập. Cùng với một số cơ quan báo chí khác của Thủ đô, Đài PTTH Hà Nội được ra đời sớm do tính chất thời sự lúc bấy giờ cần tuyên truyền cho nhân dân về giải phóng Thủ đô, về vai trò, vị trí của chính quyền mới, động viên nhân dân ổn định đời sống, ổn định sản xuất.

Mốc ban đầu thành lập thiếu thốn cả về con người và kỹ thuật, chỉ có hệ thống truyền thanh đặt tạm tại nhà Thuỷ Tạ, hồ Hoàn Kiếm. Nhiệm vụ là phát thanh, truyền thanh kết hợp cả loa phóng thanh treo trên ô tô đi khắp phố phường tuyên truyền đến nhân dân.

Sau đó là một bước tiến mới khi thành lập Đài Phát thanh, chặng đường hoạt động sôi nổi là thời kỳ xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa, góp phần đấu tranh thống nhất đất nước. Đóng góp của Đài phát thanh ở giai đoạn này có vị trí rất lớn, ngoài nhiệm vụ tuyên truyền chính sách của Đảng, của Thành phố còn nhiệm vụ động viên nhân dân xây dựng chủ nghĩa xã hội, tăng gia sản xuất, chi viện miền Nam chiến đấu thống nhất đất nước.

Đài Phát thanh còn được giao nhiệm vụ quan trọng, đó là, huy động nhân dân sơ tán khỏi Hà Nội, hướng dẫn nhân dân trú bom, tránh đạn.Trong mưa bom bão đạn, loa truyền thanh của thành phố luôn hoạt động hết công suất để thông báo về vị trí máy bay, huy động bà con xuống hầm trú ẩn.

Có những câu hiệu lệnh như “Đồng bào chú ý, đồng bào chú ý, máy bay địch cách Hà Nội...” đã hằn sâu trong ký ức những người sống tại Hà Nội lúc bấy giờ cho đến ngày hôm nay.

Mốc phát triển tiếp theo là từ Đài phát thanh lên Đài Truyền hình, đó là năm 1978 đặt trụ sở tại Hàng Dầu. Đến 1989, TP Hà Nội đã đổi tên Đài Phát thanh Hà Nội thành Đài PTTH Hà Nội, chính thức ghi nhận Đài là tờ báo nói và báo hình của thành phố.Năm 1994, Đài PTTH Hà Nội chuyển về trụ sở mới tại 3 – 5 Huỳnh Thúc Kháng.

Cùng sự kiện mở rộng địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội, hai Đài PTTH Hà Nội và Hà Tây cũng tiến hành sát nhập. Đây cũng là một giai đoạn “thử thách” đối với quá trình phát triển của Đài PTTH Hà Nội, vừa nỗ lực phát triển, nâng cao chất lượng chương trình vừa tìm cách hài hòa cộng hưởng sức mạnh tập thể. Đến nay, Đài PTTH Hà Nội đã phát huy được lợi thế, có hướng đi đúng, phát huy được sức mạnh tập thể để phát triển ngày càng vững mạnh hơn.

Năm 2013, sự kiện ghi dấu mốc quan trọng nhất của Đài PTTH Hà Nội là việc khánh thành Trung tâm Truyền dẫn phát sóng và Cột ăng ten cao nhất Việt Nam đánh dấu một sự phát triển mới trong tương lại. Nhiều chương trình của Đài cũng đã để lại dấu ấn đặc biệt trong lòng công chúng Hà Nội và cả nước.

Đài PTTH Hà Nội hiện nay hoạt động theo mô hình tổ hợp truyền thông đa phương tiện, gồm phát thanh, truyền hình, tạp chí truyền hình, báo điện tử, truyền hình cáp hữu tuyến có gần 80 kênh, thuê bao cáp dao động trên dưới 100 nghìn thuê bao.

Là một trong những người đặt nền móng đầu tiên của Đài PTTH Hà Nội, ở thời kỳ đầu đầy gian truân, vất vả từ trang thiết bị thiếu thốn, nhân lực mỏng, kỹ thuật thô sơ... Xin ông có thể chia sẻ một chút ký ức cũng như những kỷ niệm trong buổi đầu làm truyền hình đầy gian khó ấy?

Ông Trần Gia Thái: Buổi đầu ra đời Đài Truyền hình Hà Nội có rất nhiều khó khăn, đó là thời điểm điều kiện kinh tế của Thủ đô còn nhiều thiếu thốn. Những thiết bị truyền hình đầu tiên của Đài chỉ đủ cho ba nhóm làm phim thời sự và đều là những thiết bị cũ, nhiều anh em đã lặn lội vào Sài Gòn tìm mua thêm thiết bị quay phim.Nhưng với lòng nhiệt tình, tâm huyết, các anh em đã sử dụng hiệu quả những thiết bị đã cũ ấy, để sản xuất ra các chương trình truyền hình Hà Nội ở giai đoạn đầu.

Nhóm làm truyền hình lúc bấy giờ chỉ khoảng 20 người.Chương trình truyền hình Hà Nội đầu tiên ra mắt khán giả Thủ đô với hình hiệu mới, nhạc hiệu là bài hát “Người Hà Nội” quen thuộc. Do còn nhiều thiếu thốn, các tít phim, bảng chữ đều phải kẻ bằng tay, âm thanh phải dựng đúp băng, nhưng những chương trình truyền hình Hà Nội đầu tiên ra mắt khán giả Thủ đô đã mang tới niềm hứng khởi, niềm tin vào sự khởi đầu.

Làm truyền hình trong giai đoạn hiện nay cũng được đánh giá là nhiều khó khăn bởi sự cạnh tranh khốc liệt, làm thế nào để khán giả không chuyển kênh từ Đài PTTH Hà Nội sang những kênh của các đài truyền hình khác thưa ông?

Ông Trần Gia Thái: Khó khăn lớn nhất của Đài PTTH Hà Nội hiện nay là sự cạnh tranh trong bối cảnh quá nhiều kênh truyền hình, từ đài Trung ương đến các đài địa phương và hàng chục kênh truyền hình xã hội hóa. Trong bối cảnh đó, khán giả có quá nhiều chương trình để lựa chọn.

Vì vậy, Đài PTTH Hà Nội xác định phải tập trung chăm lo tới chất lượng các chương trình, tăng đầu tư kinh phí để làm sâu sắc nội dung, tăng đầu tư kỹ thuật, chất lượng đường truyền. Xác định làm đến đâu phải vững, chắc chắn đến đó từ việc đầu tư nội dung, kỹ thuật đến đa dạng hoá nội dung, thể loại chương trình.

Nhiều chương trình Đài PTTH Hà Nội sản xuất đã để lại dấu ấn trong lòng công chúng Hà Nội và cả nước. Chương trình “Hà Nội của chúng ta” phát sóng được gần 30 năm được coi là một trong những “đặc sản”, một trong những chương trình làm nên bản sắc của Đài PTTH Hà Nội với những chuyên mục: Hà Nội phố, người Hà Nội, Hà thành đặc sản… Hay các chương trình khác như: Đuổi hình bắt chữ; Bộ 3 chương trình Vầng trăng cho em – Địa chỉ từ thiện – Giấc mơ có thật; Giải bóng đá vô địch ngoại hàng Anh..cùng với nhiều chương trình phát thanh mang hơi thở cuộc sống đang ngày càng thân thiết với khán giả truyền hình.

Trong thời gian tới, Đài PTTH Hà Nội cần tập trung vào những nhiệm vụ trọng tâm gì để tiếp tục đáp ứng nhu cầu thông tin của nhân dân Thủ đô?

Ông Trần Gia Thái: Trong những năm qua Đài PTTH Hà Nội đã có những bước tiến khá nổi bật về hướng đi, định hướng hoạt động, trở thành một trong những đơn vị hàng đầu của ngành phát thanh – truyền hình cả nước. Mong muốn của Đài PTTH Hà Nội sau dấu ấn 60 năm sẽ phát triển lên thành Tập đoàn Truyền thông.

Từ định hướng đó, chúng tôi tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật, làm mới nội dung, đa dạng hóa chương trình, cùng với đội ngũ hơn 700 phóng viên, công nhân viên luôn hết lòng và tận tụy với sự phát triển của Đài PTTH Hà Nội sẽ luôn khẳng định thương hiệu của mình trong hệ thống truyền thông của cả nước, trở thành món ăn tinh thần vô cùng quan trọng trong đời sống văn hoá, tinh thần của nhân dân Thủ đô và nhân dân cả nước.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Mai Anh (thực hiện)