• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đại sứ Nhật Bản: Sẽ có hội đàm cấp cao Nhật-Việt đầu tiên sau cột mốc mới

(Chinhphu.vn) - Nhân dịp Thủ tướng Phạm Minh Chính dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị cấp cao kỷ niệm 50 năm quan hệ ASEAN-Nhật Bản và tiến hành các hoạt động song phương từ ngày 15-18/12, Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Yamada Takio đã chia sẻ về ý nghĩa của hội nghị và kỳ vọng về chuyến làm việc của Thủ tướng Phạm Minh Chính.

14/12/2023 13:11
Đại sứ Nhật Bản: Sẽ có hội đàm cấp cao Nhật-Việt đầu tiên sau cột mốc mới- Ảnh 1.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Lãnh đạo các nước dự Hội nghị Cấp cao ASEAN - Nhật Bản lần thứ 26 tháng 9/2023 tại Jakarta, Indonesia.

Nhân dịp Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị cấp cao kỷ niệm 50 năm quan hệ ASEAN - Nhật Bản và tiến hành các hoạt động song phương từ ngày 15-18/12, Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Yamada Takio đã chia sẻ về ý nghĩa của hội nghị và kỳ vọng về chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính.

Đại sứ Nhật Bản: Sẽ có hội đàm cấp cao Nhật-Việt đầu tiên sau cột mốc mới- Ảnh 2.

Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Yamada Takio - Ảnh: Báo Thế giới & Việt Nam

Hội nghị cấp cao ASEAN-Nhật Bản 2023 có chủ đề "Tình bạn vàng, Cơ hội vàng". Theo Đại sứ đã, chủ đề Hội nghị truyền tải thông điệp gì về quan hệ Đối tác chiến lược ASEAN-Nhật Bản ở hai khía cạnh là "tình bạn" và "cơ hội"?

Đại sứ Yamada Takio: Trong nhiều năm qua, Nhật Bản và ASEAN đã đồng hành trên con đường phát triển và hội nhập với tư cách là những đối tác quan trọng. Hai bên đã chung tay giúp đỡ lẫn nhau khi khó khăn hoạn nạn như thời điểm xảy ra thảm họa động đất sóng thần miền Đông Nhật Bản hay đại dịch COVID-19 và cùng hợp tác như những người bạn chân thành trên tinh thần gắn kết “từ trái tim đến trái tim”.

Vào tháng 9 năm nay, nhân kỷ niệm 50 năm quan hệ hữu nghị hợp tác Nhật Bản-ASEAN, Nhật Bản và ASEAN đã thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Nhật Bản-ASEAN nhằm thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác này cũng như đảm bảo hòa bình, ổn định và phồn vinh trong khu vực.

Định hướng lớn cho quan hệ và hợp tác Nhật Bản-ASEAN trong tương lai dự kiến sẽ được đưa ra tại Hội nghị cấp cao đặc biệt Nhật Bản-ASEAN sắp tới. Tôi kỳ vọng hội nghị cấp cao đặc biệt mang tính lịch sử này sẽ trở thành một “cơ hội vàng” để trao truyền “tình hữu nghị vàng” giữa Nhật Bản và ASEAN cho thế hệ tiếp theo.

Trong bối cảnh khu vực và quốc tế hiện nay, theo Đại sứ, ASEAN có vai trò và vị thế như thế nào? Tầm quan trọng của ASEAN trong tổng thể chính sách khu vực của Nhật Bản?

Đại sứ Yamada Takio: Trong bối cảnh cộng đồng quốc tế đang đứng trước ngã rẽ lịch sử vô cùng khó khăn, việc kiến tạo và mang lại phồn vinh cho khu vực của chúng ta với vai trò là một môi trường coi trọng tự do và thượng tôn pháp luật đã trở thành lợi ích không chỉ của Nhật Bản và ASEAN mà còn của toàn thế giới.

Nhật Bản nhất quán trong việc ủng hộ tính trung tâm và thống nhất của ASEAN. Mục tiêu xây dựng “Khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở (FOIP)” mà Nhật Bản đang hướng đến chia sẻ nguyên tắc cốt lõi với “Tài liệu quan điểm của ASEAN về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (AOIP)” như: Tôn trọng tính mở, tính minh bạch, tính bao trùm và luật pháp quốc tế. Do đó, ASEAN là đối tác vô cùng quan trọng đối với Nhật Bản trong việc thúc đẩy các nỗ lực phù hợp với nguyên tắc cốt lõi này.

Đại sứ đánh giá thế nào về hợp tác kinh tế Nhật Bản-ASEAN? Ngoài ra, trong tương lai, Việt Nam và Nhật Bản có thể hợp tác như thế nào trên lĩnh vực kinh tế?

Đại sứ Yamada Takio: Thông qua các hoạt động hợp tác kinh tế (ODA), đầu tư của doanh nghiệp Nhật Bản vào ASEAN trong nhiều lĩnh vực, Nhật Bản đã và đang hỗ trợ cho sự phát triển của khu vực ASEAN trong đó có Việt Nam.

Nhật Bản và ASEAN là đối tác thương mại quan trọng của nhau, Nhật Bản đứng thứ hai sau Hoa Kỳ về đầu tư trực tiếp tại ASEAN. Trong những năm gần đây, vốn đầu tư trực tiếp trung bình hằng năm của Nhật Bản vào các nước ASEAN đạt khoảng 2,8 nghìn tỷ Yên, và có khoảng 15.000 cơ sở kinh doanh của các doanh nghiệp Nhật Bản đang đặt tại các nước ASEAN.

Các doanh nghiệp này không chỉ kết hợp sức tăng trưởng ấn tượng của ASEAN vào nền kinh tế Nhật Bản, mà còn đang tạo ra hàng loạt sản phẩm, dịch vụ và cơ hội việc làm, đóng góp vào sự phát triển kinh tế tại các quốc gia ASEAN.

Ngoài ra, như đã nêu trong “Tầm nhìn đồng sáng tạo kinh tế Nhật Bản-ASEAN” do cộng đồng doanh nghiệp Nhật Bản đề xướng nhân dịp kỷ niệm 50 năm quan hệ hữu nghị hợp tác Nhật Bản-ASEAN, trong thời gian tới việc giao lưu hai chiều và hoạt động tích cực giữa nhân lực thế hệ mới, đa dạng của ASEAN với nhân lực của Nhật Bản sẽ là nền tảng quan trọng trong việc tạo ra các đổi mới sáng tạo mới trong thời gian tới.

Về hợp tác trong lĩnh vực kinh tế giữa Nhật Bản và Việt Nam, Nhật Bản mong muốn được hợp tác với Việt Nam trong nhiều lĩnh vực như chuyển đổi xanh (GX), đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (DX), công nghiệp hóa – hiện đại hóa, đào tạo nhân lực để Việt Nam tiếp tục thực hiện được việc phát triển kinh tế mạnh mẽ trong thời gian tới. Ngoài ra, Nhật Bản cũng mong muốn làm sôi động trở lại viện trợ ODA, đặc biệt là hỗ trợ trong xây dựng hạ tầng quan trọng cho phát triển của Việt Nam.

Trong dòng chuyển dịch chuỗi cung ứng, doanh nghiệp Nhật Bản đang tập trung sự quan tâm lớn tới Việt Nam như một điểm đến đầu tư, nơi có dân số hơn 100 triệu dân, số người có thu nhập trung bình tăng, có nhu cầu trong nước cao và thị trường dần mở rộng. Tôi kỳ vọng vào việc đầu tư và triển khai dự án của các doanh nghiệp Nhật Bản sẽ ngày càng trở nên tích cực hơn nữa.

Việt Nam có nguồn nhân lực dồi dào, trẻ và tài năng trong lĩnh vực khoa học. Tôi hy vọng rằng trong thời gian tới quan hệ kinh tế giữa Nhật Bản và Việt Nam sẽ ngày càng được tăng cường hơn nữa thông qua làn sóng số hóa đang lan dần tới từng góc nhỏ của xã hội.

Đại sứ Nhật Bản: Sẽ có hội đàm cấp cao Nhật-Việt đầu tiên sau cột mốc mới- Ảnh 6.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio cùng các lãnh đạo ASEAN tại Hội nghị cấp cao ASEAN-Nhật Bản lần thứ 26- Ảnh: Báo Thế giới & Việt Nam

Đại sứ kỳ vọng như thế nào về các hoạt động song phương của Thủ tướng Phạm Minh Chính trong chuyến công tác lần này?

Đại sứ Yamada Takio: Nhân chuyến thăm Nhật Bản của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng vào tháng 11 vừa qua, quan hệ hai nước đã được nâng cấp lên thành “Đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình và phồn vinh tại châu Á và trên thế giới”. Trong chuyến thăm lần này của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Hội đàm cấp Thủ tướng đầu tiên sau khi nâng cấp quan hệ song phương sẽ được tổ chức.

Lãnh đạo cấp cao hai nước sẽ có cuộc trao đổi sôi nổi về các hoạt động quan trọng nhằm làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hợp tác song phương trên tất cả các lĩnh vực như kinh tế, dựa trên nền tảng quan hệ đối tác mới.

Tôi hy vọng rằng chuyến thăm Nhật Bản lần này của Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ đạt được nhiều thành quả tốt đẹp để Nhật Bản và Việt Nam có thể cùng nhau đóng góp cho sự phát triển của khu vực và thế giới.

Khí thế của sự kiện nâng cấp quan hệ Việt Nam-Nhật Bản lên "Đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới" vẫn còn nóng hổi, cá nhân Đại sứ muốn gửi gắm thông điệp gì về sự kiện quan trọng này?

Đại sứ Yamada Takio: 10 năm đã trôi qua kể từ khi Nhật Bản và Việt Nam k‎ý kết quan hệ “Đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và thịnh vượng ở châu Á”. Quan hệ hai nước hiện nay không chỉ dừng lại ở mức độ song phương mà còn phát triển mạnh mẽ, trở thành quan hệ chiến lược cùng đóng góp cho hòa bình và phồn vinh của khu vực và thế giới. Do đó, việc nâng cấp quan hệ “Đối tác chiến lược toàn diện” lần này vô cùng phù hợp với tình hình quan hệ hai nước hiện nay.

Quan hệ đối tác này sẽ bao trùm tất cả các nội dung hợp tác giữa hai nước một cách toàn diện, có thể kể đến các lĩnh vực hợp tác trong ngành kinh tế như FOIP, đổi mới sáng tạo, Cộng đồng phát thải ròng bằng 0 châu Á (AZEC) hoặc an ninh quốc phòng, tăng cường giao lưu nhân dân, giao lưu văn hóa, liên kết trên các diễn đàn khu vực và quốc tế... đồng thời trở thành cơ sở để tăng cường các liên kết chiến lược này ngày càng gắn bó chặt chẽ hơn nữa./.