• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đại sứ Thụy Sĩ: Việt Nam sẽ đóng góp các giải pháp giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu

(Chinhphu.vn) - Nhân dịp Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị thường niên lần thứ 55 Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tại Davos, Thụy Sĩ, Đại sứ Thụy Sĩ tại Việt Nam Thomas Gass đã trả lời phỏng vấn Báo Điện tử Chính phủ về những nội dung liên quan đến chuyến công tác của Thủ tướng.

19/01/2025 09:35
Đại sứ Thụy Sĩ: Việt Nam sẽ đóng góp các giải pháp giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu- Ảnh 1.

Đại sứ Thụy Sĩ tại Việt Nam Thomas Gass - Ảnh: VGP/Đỗ Cường

Đại sứ Thụy Sĩ tại Việt Nam Thomas Gass hoan nghênh Việt Nam tham gia tích cực Hội nghị thường niên lần thứ 55 Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) sẽ diễn ra tại Davos, Thụy Sĩ, vào tuần tới, đồng thời cho biết, Hội nghị WEF lần này là một sự kiện rất quan trọng để các nhà lãnh đạo chính trị và kinh doanh trên thế giới cùng đại diện các tổ chức xã hội họp mặt để thảo luận về tác động của xã hội thông minh.

Theo đó, các đại biểu sẽ tập trung vào những tác động của trí tuệ nhân tạo đối với tăng trưởng kinh tế, sự phát triển của công nghiệp hóa, xây dựng nguồn nhân lực và nâng cao năng lực của người lao động trong các nhà máy và doanh nghiệp, cũng như khôi phục niềm tin trong cộng đồng quốc tế.

Theo Đại sứ, thế giới đang đối mặt với nhiều căng thẳng và sự phân cực, việc các quốc gia như Việt Nam tham gia tích cực và cất lên tiếng nói của mình là điều vô cùng quan trọng. Điều này cũng phù hợp với tầm nhìn của Bộ Chính trị và Chính phủ Việt Nam: "Việt Nam cần đảm nhận vai trò mạnh mẽ hơn và nổi bật hơn ở cấp độ khu vực và toàn cầu".

"Đồng thời, chúng tôi cũng mong muốn lắng nghe những phân tích của Thủ tướng Phạm Minh Chính về tình hình toàn cầu và các giải pháp mà Việt Nam có thể đề xuất đối với những thách thức nêu trên", Đại sứ Thomas Gass bày tỏ.

Chia sẻ về hoạt động của đoàn Việt Nam tại Hội nghị lần này, Đại sứ Thụy Sĩ tại Việt Nam Thomas Gass cho biết, phía Việt Nam đang chuẩn bị một số sự kiện bên lề rất quan trọng và thiết thực, như việc huy động tài chính cho Fintech, cũng như xây dựng các trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, việc huy động nguồn lực cho ngành dược phẩm; hướng tới đổi mới trong lĩnh vực năng lượng tái tạo và ngành công nghiệp dịch vụ tại Việt Nam cũng là những chủ đề rất quan trọng.

Ngoài ra, tham gia các buổi thảo luận trong khuôn khổ các sự kiện bên lề (do Vina Capital và Sovico VietJet) tổ chức cũng sẽ có sự tham dự của một số CEO cấp cao.

Thụy Sĩ đặt ưu tiên rất cao trong hợp tác với Việt Nam

Đại sứ Thomas Gass bày tỏ, Thụy Sĩ rất vui mừng khi Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ có cuộc gặp song phương với Tổng thống Thụy Sĩ Karin Keller-Sutter để thảo luận về các biện pháp tăng cường quan hệ song phương và nâng tầm quan hệ đối tác giữa hai nước.

Đại sứ Thomas Gass nhấn mạnh, Thụy Sĩ đặt ưu tiên rất cao trong hợp tác với Việt Nam. Mối quan hệ giữa Việt Nam và Thụy Sĩ là mối quan hệ vững mạnh, đầy tình hữu nghị.

"Khi đi ngoài đường, bạn sẽ không thấy nhiều biển hiệu lớn của các công ty của Thụy Sĩ, nhưng trong các nhà máy ở Việt Nam, có rất nhiều máy móc đến từ Thụy Sĩ. Chẳng hạn như robot sản xuất xe VinFast, những máy xát gạo hãng Bülher, hay các nhà máy chế biến cà phê của Nestlé, nhiều công nghệ của Thụy Sĩ đã hiện diện ở Việt Nam", Đại sứ chia sẻ.

Ngoài ra, cũng có nhiều công ty trong lĩnh vực Fintech và phần mềm của Thụy Sĩ đã hoạt động tại Việt Nam, cung cấp dịch vụ hậu cần, dịch vụ Internet cho các ngân hàng và công ty bảo hiểm, cũng như hệ thống bưu chính.

Đại sứ Thomas Gass kỳ vọng, thời gian tới, hai nước sẽ tích cực thảo luận trên tinh thần hữu nghị và hợp tác về các vấn đề như ký kết Hiệp định thương mại tự do và miễn visa cho công dân Thụy Sĩ tới Việt Nam./.

Thùy Dung