• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đắk Lắk: Biến đổi khí hậu ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp

Theo thống kê của Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và Giảm nhẹ thiên tai tỉnh Đắk Lắk, tổng diện tích cây trồng bị khô hạn trong toàn tỉnh đến thời điểm này là hơn 13.000 ha, trong đó gần 1.100 ha bị mất trắng, gồm hơn 600 ha lúa nước, 330 ha ngô, hơn 110 ha hoa màu. Tổng thiệt hại do hạn hán đã lên đến trên 466 tỷ đồng.

17/05/2011 15:30
Suốt 3 tháng qua, nắng nóng làm cho các con suối và ao hồ tại xã Ea Mdroh, huyện Cư M’gar khô kiệt. Nhiều diện tích cây trồng đã chết do thiếu nước tưới. Trong đó, 45 ha lúa nước đã mất trắng, hơn 20 ha cà phê bị chết khô, hàng trăm ha cây trồng khác bị giảm năng suất trầm trọng.
Trong khi đó, tại các huyện Krông Pách, Krông Ana, Krông Bông, Ma Đrăk, Ea Kar, Ea Súp và huyện Lắc lại xảy ra hiện tượng mưa phùn kèm theo gió lạnh. Thời tiết lạnh xuất hiện giữa mùa khô Đắk Lắk đã gây hậu quả nghiêm trọng cho nông nghiệp, gần 7.000 ha lúa nước tại các huyện này đã bị nghẽn đòng không trổ bông.
Thời tiết biến đổi thất thường không chỉ gây thiệt hại nặng nề cho lúa nước mà hơn 5.500 ha điều tại Đắk Lắk cũng bị thối hoa, không đậu quả. Bên cạnh đó, hàng chục nghìn ha cà phê vào đợt nở hoa gặp thời tiết lạnh trong mùa khô năm nay cũng đã ảnh hưởng lớn đến việc đậu trái, hậu quả là sẽ giảm nghiêm trọng sản lượng cà phê trong năm nay chưa thể tính được. Tại một số tiểu vùng như phía Nam thị xã Buôn Hồ và vùng giáp ranh giữa huyện Ea Kar và huyện Krông Năng, hơn 2.000 ha cao su đã bị rụng lá hàng loạt phải khai thác cầm chừng, làm giảm gần 60% sản lượng mủ.
Để khắc phục tình trạng khó khăn trong sản xuất nông nghiệp, chính quyền địa phương và cơ quan chức năng tỉnh Đắk Lắk đang tích cực triển khai các biện pháp giúp nông dân giảm bớt thiệt hại và thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay. Viện Nghiên cứu KHKT nông lâm nghiệp Tây Nguyên cũng đang phối hợp cùng chính quyền địa phương nhân rộng các mô hình đa dạng hóa cây lâu năm trong các vườn cà phê. Đây được xem là giải pháp không những góp phần duy trì, phát triển hệ thống nông nghiệp bền vững mà còn tăng hàm lượng hữu cơ trong đất, tăng hiệu quả kinh tế cho các nông hộ sản xuất, kinh doanh cà phê ở Tây Nguyên.
Thế Thắng