• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đắk Lắk: Chơi lộc bình bằng gỗ quý hiếm làm vốn rừng thêm cạn kiệt

Hiện nay ở tỉnh Đắk Lắk, các “đại gia”, các hộ gia đình nhiều tiền lắm của đua nhau chơi lộc bình và các sản phẩm bằng gỗ quý hiếm khác, làm cho vốn rừng ngày thêm suy giảm, cạn kiệt.

21/02/2011 17:21
Anh Nguyễn Văn Long, chủ cơ sở bán đồ gỗ mỹ nghệ ở đường Phan Chu Trinh, thành phố Buôn Ma Thuột cho biết: Trước Tết Nguyên đán Tân Mão, cơ sở của gia đình không đủ hàng để bán, nhất là các loại lộc bình, tượng Phật Di Lặc, ông Thần tài, cóc vàng, bộ ông Phúc-Lộc-Thọ...làm bằng các loại gỗ quý hiếm. Theo anh, các “đại gia”, các hộ gia đình cán bộ, công chức bậc trung ở tỉnh Đắk Lắk hiện nay đang chạy theo phong trào săn lùng, sưu tầm các loại đồ gỗ quý hiếm như lộc bình, tượng Phật, ông Thần tài, các ông Phước- Lộc- Thọ được làm bằng gỗ thủy tùng, cẩm lai, pơ mu, hương, cà te…để trừng bày tại phòng khách. Các “đại gia” sở hữu các loại sản phẩm này càng quý hiếm, càng to, càng cao như thể hiện, khẳng định đẳng cấp của mình càng lớn.
Trong vài năm trở lại đây, các “đại gia” không tiếc tiền bỏ ra cả hàng chục triệu, hàng trăm triệu, thậm chí cả tỷ đồng để sở hữu một số mặt hàng mà giới chơi đồ gỗ cho là hàng“độc”, đó là các cặp lộc bình, bộ ông Phước- Lộc- Thọ, ông Thần tài, con cóc vàng hay các con vật tượng trưng cho năm như năm nay là con mèo vàng…cao, to được làm bằng gỗ thủy tùng. Có gia đình sở hữu cặp lộc bình làm bằng loài cây cổ thủy tùng có đường kính từ 45 cm, với chiều cao từ 1,7 m trở lên có giá từ vài chục triệu đến cả trăm triệu đồng trở lên.
Thủy tùng còn gọi là thông nước, có tên trong Sách đỏ Việt Nam và theo công bố của Quỹ Thiên nhiên hoang dã thế giới (WWF) là một trong những loài cây bị săn lùng ráo riết nhất. Hiện trên thế giới chỉ còn sót lại hai quần thể ở Ea Ral (huyện Ea H’Leo), Trấp K’Sor (huyện Krông Năng) tỉnh Đắk Lắk (Việt Nam), với khoảng 250 cây. Thủy tùng thuộc danh mục gỗ nhóm IA: Nhà nước nghiêm cấm khai thác, vận chuyển, tàn trử, sử dụng..., có giá trị đặc biệt về khoa học, môi trường và đang có nguy cơ tuyệt chủng.
Trong lúc các “đại gia”, hộ gia đình “trung lưu” ngày càng phát triển chơi lộc bình và các sản phẩm bằng gỗ quý hiếm khác chưa có biện pháp khắc phục, ngăn chặn, Đắk Lắk lại có tuyến đường mô phỏng dựng hàng trăm lộc bình, kéo dài hơn 3 km như vô tình “cổ xúy” cho việc phá rừng trái phép lấy gỗ chơi lộc bình. Đó là tuyến đường Nguyễn Chí Thanh từ trung tâm ngã sáu Buôn Ma Thuột kéo dài đến km 3, trên giải phân cách cứ 10-15 m lại có một lộc bình được làm bằng xi măng, bên ngoài vôi ve màu vân của gỗ không khác nào như chiếc lộc bình bằng gỗ thật.
Đắk Lắk cần sớm có biện pháp ngăn chặn, xử lý nghiêm các đối tượng phá rừng, khai thác gỗ trái phép, nhất là khai thác các loại gỗ quý hiếm để làm các sản phẩm nói trên nhằm góp phần tạo cho vốn rừng ngày thêm phát triển.
Quang Huy