• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đắk Lắk: Gieo sạ "vượt kế hoạch", hàng ngàn lúa đông xuân chết khô

Hàng năm cứ đến đầu vụ đông xuân, ngành nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk luôn khuyến cáo cơ sở và bà con nông dân không nên mở rộng diện tích gieo sạ lúa ở những chân ruộng không chủ động được nguồn nước, không trong vùng tưới của các công trình thủy lợi. Thế nhưng, các địa phương vẫn “phớt lờ” các khuyến cáo của ngành chức năng, đua nhau chạy theo thành tích để bà con nông dân gieo sạ lúa vượt kế hoạch, chủ yếu ở những chân ruộng không chủ động được nguồn nước nên cứ vào giữa vụ lại có hàng ngàn ha lúa bị khô hạn, chết khô, gây thiệt hại lớn. Hiện nay, mới giữa vụ, tỉnh Đắk Lắk đã có gần 1.300 ha lúa vụ đông xuân bị khô hạn, mất trắng, trong đó tập trung nhiều nhất là ở các huyện Krông Ana, Cư M’Gar, Lắk, Krông Bông...Đặc biệt, phần lớn diện tích lúa vụ đông xuân của các huyện, thị xã bị khô hạn đều là những diện tích gieo sạ vượt kế hoạch, không nằm trong vùng tưới của các công trình thủy lợi. Cụ thể như huyện Krông Ana, kế hoạch gieo sạ lúa vụ đông xuân trong vùng chủ động được nước tưới ch

02/04/2011 10:08
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kết thúc vụ đông xuân 2010-2011, tỉnh Đắk Lắk đã gieo sạ trên 30.594 ha lúa, vượt 4.594 ha so với kế hoạch. 15 huyện, thị xã, thành phố đều “vượt” kế hoạch diện tích từ vài chục ha trở lên. Trong khi đó tỉnh Đắk Lắk hiện nay chỉ mới có 642 công trình thủy lợi nhưng phần lớn là thủy lợi nhỏ đã xuống cấp, nên mới đáp ứng được 75% nhu cầu nguồn nước phục vụ cho thâm canh cây trồng, trong đó chỉ có 26.000 ha cây lúa nước vụ đông xuân. Nghiêm trọng hơn, trong vài năm trở lại đây, mùa khô đến sớm và kết thúc cũng muộn hơn từ 1 đến 2 tháng so với chu kỳ bình thường nên càng khó khăn hơn nguồn nước phục vụ chống hạn cho cây trồng. Ngay thời điểm này, ở tỉnh Đắk Lắk mực nước hầu hết các sông, suối, hồ, đập giảm nhanh , một số sông, suối, hồ, đập nhỏ đã khô kiệt nước không còn nước để chống hạn cho cây trồng.
Thiết nghĩ, các địa phương, bà con nông dân ở tỉnh Đắk Lắk không nên bất chấp những lời khuyến cáo của các ngành chức năng để tự gây hại cho mình. Các địa phương, bà con nông dân cần sớm chuyển đổi những vùng trồng lúa không ổn định nước tưới sang trồng các loại cây ngắn ngày khác như ngô lai, bông vải, mía đường, đậu tương...để mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, ăn chắc hơn cây lúa nước.
Quang Huy