• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đắk Lắk: "Hóa kiếp" rừng xanh - Bài cuối: Đừng chuyển đổi rừng bằng mọi giá

Hàng trăm cây gỗ lớn bị chặt bỏ để trồng cao su tại dự án của Cty Kim Huỳnh (huyện Ea Hleo) năm fphơi nắng, phơi mưa

20/09/2011 11:10

Việc xuất hiện nhiều sai phạm tại các dự án trồng rừng, trồng cao su ở Đắk Lắk chắc chắn có một phần lỗi từ các cơ quan chức năng của tỉnh trong việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng bằng mọi giá. Nhiều khu đất đá chuyển đổi trồng cao su, nhiều khu rừng giàu biến thành rừng nghèo và nhiều khu rừng đặc dụng cũng bị chặt phá đem trồng cao su.

Đất nào cũng trồng cao su…

Trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk hiện có 43 dự án trồng cao su với tổng diện tích 30.857ha, trong đó đã có 21 dự án được giao đất với diện tích 13.790ha.

Nhưng sau 5 năm giao chuyển đổi đất rừng trồng cao su, các dự án mới chỉ trồng được 3.790ha cao su. Trong khi đó, theo thống kê của UBND tỉnh Đắk Lắk, 5 năm qua tỉnh đã để mất 8.533,7ha rừng, bình quân mỗi năm mất 1.706,7ha. Nguyên nhân mất rừng nhiều nhất do chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang các mục đích khác (để làm công trình giao thông, thủy điện, thủy lợi, trồng cao su…) là 8.093ha, chiếm 94,8% tổng diện tích rừng đã mất.

Hiện nay, tình trạng phá rừng trái phép tại các dự án trồng rừng, trồng cao su ở Đắk Lắk diễn ra rất nhiều và diện tích rừng khoanh nuôi, bảo vệ cũng bị mất rất nhiều. Nhưng không hiểu sao, trong báo cáo số 155 ngày 18-7-2011 của Sở NN&PTNT Đắk Lắk (gồm 11 trang chính và 16 trang phụ lục) về tình hình triển khai thực hiện các dự án đầu tư nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh lại không hề nói đến nguồn vốn đầu tư, hiệu quả kinh tế, việc thu hút lao động địa phương, diện tích rừng bị mất…Đây chỉ là một bản liệt kê máy móc về tổng số các dự án và tổng diện tích đất rừng được giao chủ trương khảo sát, cho thuê đất… Trong khi tại mục kiến nghị UBND tỉnh của báo cáo này, Sở này chỉ đề xuất thu hồi 7 dự án được giao chủ trương khảo sát mà doanh nghiệp đã "bỏ của chạy lấy người"?

Có một thực tế đáng buồn, hiện có nhiều cánh rừng khộp không thích hợp cho việc chuyển đổi trồng cao su nhưng tỉnh vẫn cho doanh nghiệp khảo sát trồng cao su. Tại huyện Ea H'leo, hai dự án trồng cao su của Cty Hoàng Nguyễn và Cty CP Đầu tư Tân Tiến được giao trên những cánh rừng khộp nhiều sỏi đá rất khó trồng cao su. Sau 2 năm được giao đất, Cty Hoàng Nguyễn mới trồng được 20ha cao su hơn tuần tuổi và đang "âm mưu" chuyển đổi đất rừng để xây dựng điểm dân cư, cây xăng, trạm dừng nghỉ… Còn dự án của Cty Tân Tiến được giao chồng lên khu vực quy hoạch Khu du lịch thác Bảy Tầng của huyện Ea H'leo. Trong khi nhiều cánh rừng khộp khác ở huyện Ea Súp lạiđược giao trồng thí điểm cao su. Tháng 12-2010, Cty TNHH Minh Hằng được giao 983ha tại các tiểu khu 213, 218, 226 và 231 của xã Ya Tờ Mốt để trồng cao su. Ông Phan Long Hải Âu, Giám đốc Cty Minh Hằng, cho biết: Giai đoạn từ 2010-2015, Cty chỉ được giao trồng thí điểm 100ha cao su, nhưng trong đó khoảng 30ha rơi vào vùng đất trũng (chủ yếu là đất xám, đất von) rất khó trồng cao su vì mùa mưa lầy lội và mùa nắng lại khô cằn. "Đã đến lúc tỉnh cần khảo sát kỹ những vùng đất quy hoạch trồng cao su, nơi nào trồng được mới giao cho doanh nghiệp và nơi nào không trồng được thì trồng rừng. Không nên giao trồng thí điểm tràn lan vì sẽ tốn sức, tốn của và không có hiệu quả kinh tế", ông Âu đề xuất.

Rừng giàu biến thành rừng nghèo kiệt

Hàng trăm cây gỗ lớn bị chặt phá tại các dự án trồng rừng, trồng cao su ở huyện Ea Súp

Do việc khảo sát không kĩ, nhiều "cánh rừng giàu" ở Đắk Lắk bỗng chốc biến thành "rừng nghèo" sau khi giao cho các doanh nghiệp. Ngày 26-11-2010, Công ty TNHH Thương mại - Dịch vụ - Xuất nhập khẩu Hoàng Gia Phát được giao 977ha đất lâm nghiệp ở tiểu khu 134, 138 thuộc xã Ea Jlơi, huyện Ea Súp để khoanh nuôi bảo vệ rừng và trồng cao su. Trong đó, hơn 193,5ha rừng nghèo được cải tạo để trồng cao su. Mặc dù được xếp vào loại rừng nghèo, nhưng trên thực tế mật độ cây rừng ở đây rất dày, cây rừng ở đây có đường kính từ 15 - 60cm, cùng nhiều loại cây gỗ quý hiếm. Rừng ở khu vực thực hiện dự án đều thuộc hệ sinh thái rừng khộp, một loại rừng đặc hữu độc đáo về nhiều mặt. Ông Võ Hồng Nguyên, Giám đốc Cty Hoàng Gia Phát, cho biết: Tổng khối lượng gỗ tận thu trên 193,5ha rừng cải tạo khoảng 400m3, nhưng theo tìm hiểu của chúng tôi khối lượng gỗ thu được thực tế lớn gấp nhiều lần con số này. Trong khi đó, toàn bộ diện tích rừng thực hiện dự án của Cty Hoàng Gia Phát đều nằm trong Khu vực phòng thủ kế hoạch A của tỉnh.

Trong chuyến đi thực tế tại huyện Ea H'leo, chúng tôi cũng đã tìm đến dự án trồng cao su của Công ty TNHH Sản xuất-Thương mại-Dịch vụ-Xuất nhập khẩu Kim Huỳnh. Ngày 4-8-2010, Cty này được tỉnh giao 778ha đất lâm nghiệp tại tiểu khu 120, 121 của xã Ea Tir (huyện Ea H'leo) để khoanh nuôi bảo vệ rừng và trồng cao su. Nhưng bên cạnh khoảng hơn 300ha đất rừng vừa trồng cao su, phần lớn hàng trăm cây gỗ tận thu vứt ngổn ngang không có dấu búa kiểm lâm. Không hiểu sao, có nhiều cây gỗ một người ôm không xuể nhưng vẫn bị chặt bỏ để trồng cao su. Ông Nguyễn Văn Trừ (cán bộ Trạm Bảo vệ rừng của Cty Lâm nghiệp Chư Pả đóng cạnh đó) cũng cho biết: "Khu vực rừng giao cho Cty Kim Huỳnh trồng cao su có trữ lượng gỗ rất lớn, nhưng không biết vì sao tỉnh lại cho chuyển đổi. Trong khi đó, khu vực được giao cho Cty khoanh nuôi, bảo vệ thì bị cả người dân chặt phá không thương tiếc". Còn ông Y Manh Adrơng, Phó Chủ tịch UBND huyện Ea H'leo, thừa nhận: "Có nhiều nơi, tỉnh chuyển đổi rừng giàu thành rừng nghèo để trồng cao su, trong khi lại đi khoanh nuôi những cánh rừng nghèo. Có lẽ doanh nghiệp bỏ ra nhiều chi phí mới có được dự án nên họ phải chọn những cánh rừng giàu tận thu gỗ để bù chi phí này? Vì thế, họ đề xuất lập dự án ở những cánh rừng giàu".

Gỗ lớn bị chặt bỏ ở dự án của Cty kim Huỳnh để trồng cao su

Ai hưởng lợi ?

Trong khi tỉnh Kon Tum thu 16 triệu đồng/ha nộp vào ngân sách và Bình Phước lấy 10% diện tích cao su đến kỳ thu hoạch của doanh nghiệp làm quỹ xóa đói giảm nghèo khi giao đất rừng cho doanh nghiệp, thì Đắk Lắk lại không thu tiền khi giao đất cho doanh nghiệp. Mỗi hécta đất trồng cao su tiểu điền trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có giá từ 50 - 200 triệu đồng, vậy mà tỉnh để hàng ngàn héccta đất rừng rơi vào tay doanh nghiệp và không có đồng nào nộp vào ngân sách. Hệ quả việc giao "miễn phí" đất cho doanh nghiệp của Đắk Lắk sẽ nảy sinh cơ chế "xin-cho" và phát sinh những tiêu cực trong giao đất, giao rừng…

Mục tiêu thu hút các dự án trồng rừng, trồng cao su của Đắk Lắk chắc chắn không ngoài mục đích tăng thu ngân sách, trồng lại rừng đã mất, tạo công ăn việc làm cho người dân, cải thiện đời sống và cơ sở hạ tầng địa phương…Vậy mà nay, các dự án này đã đem lại lợi ích gì cho địa phương?. Những con đường đất tại khu vực có dự án vẫn thế, người dân không mấy khi được Cty mời vào làm việc, rừng vẫn bị phá… Chỉ có các doanh nghiệp được hưởng lợi nhiều nhất khi gỗ được tận thu bán thoải mái, hàng nghìn hécta đất rừng được trồng cao su mà không mất đồng nào. Đây quả là một thực tế đángbuồn !

Bài & ảnh: Văn Trần