• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đắk Lắk: Kỳ vọng thương hiệu nông sản

Bên cạnh sản phẩm cà phê, Đắk Lắk còn có những sản phẩm nông nghiệp có sản lượng cao của cả nước như ngô, mật ong, cao su, tiêu… Đắk Lắk kỳ vọng các sản phẩm này cũng xây dựng được các thương hiệu riêng.

30/01/2012 08:28

Nhân dịp đón xuân Nhâm Thìn, phóng viên Cổng TTĐT Chính phủ tại miền Trung-Tây Nguyên đã có cuộc phỏng vấn đồng chí Y DHăm ÊNuôl, Ủy viên Ban thường vụ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đắk Lắk xung quanh vấn đề này.

Phó Chủ tịch UBND Đắk Lắk Y DHăm Ênuôl
Phóng viên: Thế mạnh của Đắk Lắk là cây công nghiệp, trong đó chủ yếu là cây cà phê. Xin đồng chí Phó Chủ tịch đánh giá kết quả mà Đăk Lăk đạt được trong việc trồng, chế biến và xuất khẩu cà phê trong năm 2011? Định hướng phát triển cây cà phê trong năm 2012 và những giải pháp phát triển bền vững ngành cà phê Đắk Lắk?
Phó Chủ tịch Y DHăm Ênuôl: Niên vụ 2010-2011, Đắk Lắk có diện tích 190.765 ha cà phê, là tỉnh có diện tích cà phê lớn nhất cả nước, trong đó diện tích kinh doanh 177.890 ha, năng suất bình quân đạt 22-23 tạ/ha, sản lượng đạt 399.098 tấn, giá trị xuất khẩu cà phê chiếm hơn 80% kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản và là nông sản xuất khẩu chủ lực của tỉnh Đắk Lắk, có ảnh hưởng trực tiếp đến đại bộ phận nhân dân trên địa bàn; sự phát triển bền vững của ngành cà phê gắn liền với sự phát triển kinh tế xã hội và ổn định chính trị xã hội của tỉnh Đắk Lắk. Ngành sản xuất cà phê tại Đắk Lắk đã tạo công ăn việc làm ổn định cho trên 300.000 người trực tiếp sản xuất và gần 200.000 người có liên quan đến cây cà phê. Hiện tại và trong nhiều năm đến, cây cà phê vẫn giữ một vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh Đắk Lắk.
Sản lượng cà phê xuất khẩu của tỉnh niên vụ 2010-2011 đạt 311.096 tấn, chiếm 26,58% tổng lượng cà phê xuất khẩu của cả nước, đạt kim ngạch 650,1 triệu USD, tăng 29,4% về kim ngạch so với niên vụ 2009-2010 và chiếm 26,32% tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê cả nước. Đáng chú ý là xuất khẩu niên vụ vừa qua có sản lượng cà phê nhân chất lượng cao tăng mạnh so với niên vụ trước, đạt 39.025 tấn, chiếm 12,54 tổng số lượng cà phê xuất khẩu của tỉnh.
Về giá thu mua cà phê nhân xô niên vụ vừa qua bình quân đạt 43.148 đồng, tăng 59 % so với niên vụ trước (giá niên vụ 2009-2010 là 25.472 đồng). Giá cà phê xuất khẩu trực tiếp bình quân của các doanh nghiệp trong niên vụ vừa qua là 2.140 USD/tấn, tăng 52,1% so với niên vụ trước.
Như vậy có thể khẳng định sản xuất cà phê của tỉnh niên vụ 2010-2011 đã đạt được kết quả tốt, góp phần quan trọng trong việc hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội và đảm bảo an ninh trật tư của tỉnh.
Từ những kết quả đó, chúng tôi đã đề ra định hướng phát triển trong năm 2012 và những giải pháp cụ thể. Đó là: Diện tích cà phê toàn tỉnh niên vụ 2011-2012 ước tính là 195.000 ha, sản lượng cà phê ước đạt trên 400.000 tấn (năng suất bình quân 22,8 tạ/ha). Số lượng cà phê xuất khẩu của tỉnh dự kiến đạt 340.000 tấn.
Tiếp tục đẩy mạnh việc triển khai thực hiện Đề án phát triển cà phê bền vững đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 theo Nghị quyết của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh. Xây dựng các chính sách hỗ trợ về tài chính khuyến khích nông dân thực hiện tái canh những diện tích cà phê già cỗi, sử dụng các dòng vô tính cà phê vối có năng suất cao và chất lượng tốt, chuyển đổi cơ cấu cây trồng đối với diện tích cà phê không hiệu quả ( giữ lại diện tích theo đề án phát triển cà phê bền vững mà Nghị quyết của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân đề ra đến năm 2015 và định hướng đến 2020 là 140-150 ngàn ha).
Tăng cường vai trò của Hiệp hội cà phê Buôn Ma Thuột xây dựng và tổ chức thực hiện việc quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột, đề xuất các chính sách hỗ trợ và xúc tiến việc đăng ký bảo hộ thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột trên thị trường trong nước và thế giới.


Một góc tỉnh Đắk Lắk
Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ chế biến sâu để tăng giá trị sản phẩm cà phê. Tiếp tục tuyên truyền sâu rộng cho nông dân không mở rộng diện tích cà phê tự phát, thực hiện sản xuất cà phê bền vững trên các mặt kinh tế - xã hội và môi trường.
Hiện nay, tỉnh Đắk Lắk không khuyến khích mở rộng diện tích cà phê, định hướng vào phát triển cà phê bền vững nhằm nâng cao chất lượng cà phê trên địa bàn tỉnh. Trong đó không chỉ nâng cao chất lượng về mặt giá trị kinh tế mà còn nâng cao giá trị về văn hóa, đặc biệt trong thời gian gần đây UBND tỉnh tổ chức các Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột vào các năm: 2005, 2008 và 2011; Qua các lần tổ chức thu được kết quả tốt, được các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, nhà khoa học trong và ngoài nước tham gia ủng hộ nhiệt tình và đánh giá cao sự thành công của Lễ hội. Sau thành công của các Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột, Chính phủ đã đồng ý cho tỉnh Đắc Lắc phối hợp với các Bộ, ban, ngành Trung ương và các tỉnh Tây Nguyên tổ chức Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột định kỳ 2 năm một lần vào tháng 3 với quy mô cấp quốc gia.
Phóng viên: Theo đồng chí Phó Chủ tịch, để cà phê Đắk Lắk vươn lên mạnh mẽ hơn nữa, ngoài nguồn lực của nhân dân và địa phương, cần sự hỗ trợ nào từ bên ngoài?
Phó Chủ tịch Y DHăm Ênuôl: Để cà phê tỉnh Đắk Lắk vươn lên mạnh mẽ, đặc biệt thực hiện có hiệu quả Đề án phát triển cà phê bền vững đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 theo Nghị quyết của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh thì tỉnh rất cần các nguồn lực từ bên ngoài như: đối với Chính phủ, có chính sách mua tạm trữ, dự trữ cà phê khi giá thị trường thấp hơn giá thành sản xuất và để điều tiết cung - cầu, ổn định giá cả có lợi cho người sản xuất. Về lâu dài có chính sách đối với mặt hàng cà phê giống như lúa, gạo; Hỗ trợ vốn cho tỉnh ĐắkLắk để triển khai Đề án phát triển cà phê bền vững giai đoạn 2011-2015.
Đối với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cần sớm quy hoạch sản xuất, sản phẩm cà phê, xây dựng các chính sách liên quan đến sản xuất, chế biến, bảo quản, tiêu thụ cà phê; xây dựng thương hiệu cho cà phê Việt Nam.
Đối với Bộ Công Thương, trong nguồn kinh phí xúc tiến thương mại quốc gia hàng năm xem xét, hỗ trợ cho tỉnh Đắk Lắk một nguồn kinh phí để đẩy mạnh công tác xúc tiến, bán sản phẩm cà phê đến các nhà chế biến cà phê lớn trên thế giới hoặc tìm kiếm, hợp tác, liên kết trong mua bán nhằm nâng đỡ giá.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các Ngân hàng thương mại ưu tiên vốn vay và tăng thời hạn cho vay đối với việc thu mua cà phê và xem xét cho các doanh nghiệp cà phê được vay nguồn vốn ưu đãi để đầu tư cho hệ thống bảo quản sau thu hoạch.
Hiệp hội cà phê – ca cao Việt Nam tiếp tục vận động hội viên tự giác áp dụng tiêu chuẩn chất lượng, các kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất; xây dựng hệ thông thu thập, phân tích, dự báo và cung cấp thông tin về sản xuất, thị trường cà phê một cách có hiệu quả; tham mưu cho Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn đổi mới công tác quản lý, tổ chức sản xuất, phát triển ngành cà phê.
Đối với các quốc gia, tổ chức quốc tế: cần sự hỗ trợ về vốn, khoa học và Công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực cho ngành cà phê Việt Nam nói chung và cho tỉnh Đắk Lắk nói riêng.
Đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cà phê, hiện nay trên địa bàn tỉnh ĐắkLắk có 12 dự án về cà phê được cấp phép đầu tư, trong đó, có 4 dự án đầu tư nước ngoài và 9 dự án đầu tư trong nước ở lĩnh vực kho chứa và nhà máy chế biến cà phê hòa tan, cà phê bột.
Tổng kinh phí đăng ký của các dự án là 41,9 triệu USD đầu tư nước ngoài và 1.093 tỷ đồng đầu tư trong nước.
Đây là nguồn lực rất quan trọng góp phần thực hiện thắng lợi đề án phát triển cà phê bền vững của tỉnh.
Phóng viên: Trong năm Nhâm Thìn này, thông điệp cũng như lời chúc mà đồng chí Phó Chủ tịch gửi đến người trồng, chế biến và tiêu thụ cà phê Đăk Lắk là gì?

Diện tích cà phê toàn tỉnh niên vụ 2011-2012 ước tính là 195.000 ha
Phó Chủ tịch Y DHăm Ênuôl: Trước tiên tôi luôn chúc cho ngành cà phê Đắk Lắk phát triển một cách bền vừng và mang lại giá trị kinh tế cao cho người trồng, chế biến và tiêu thụ cà phê, góp phần xứng đáng hơn nữa vào sự phát triển kinh tế và ổn định xã hội của tỉnh.
Tuy nhiên để ngành cà phê phát triển bền vững thì người trồng, chế biến và tiêu thụ cà phê phải thật sự liên kết lại với nhau để thực hiện có hiệu quả Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg, ngày 24-2-2002 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện thu mua nông sản hàng hóa theo hợp đồng.
Người trồng cà phê phải biết hợp tác với nhau để thành lập các tổ hợp tác, nhóm nông hộ hoặc hợp tác xã phát huy sức mạnh tập thể, hỗ trợ nhau trong việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong quá trình sản xuất; chế biến và bảo vệ cà phê, đặc biệt là trong mùa vụ thu hoạch, tiến tới chấm dứt việc hái cà phê xanh, làm giảm chất lượng sản phẩm cà phê.
Các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cà phê phải liên kết chặt chẽ và thống nhất với nhau để đầu tư sâu vào kỹ thuật chế biến và quan trọng là phải đưa ngành cà phê ĐắkLắk có được thương hiệu trên thị trường trong và ngoài nước, nâng cao giá trị sản phẩm cà phê Đắk Lắk trên trường quốc tế.
Phóng viên: Những kỳ vọng trong năm mới 2012?
Phó Chủ tịch Y DHăm Ênuôl: Bên cạnh sản phẩm cà phê, Đắk Lắk còn có những sản phẩm nông nghiệp có sản lượng cao của cả nước như: ngô, mật ong, cao su, tiêu… Đắk Lắk kỳ vọng các sản phẩm này cũng xây dựng được các thương hiệu riêng và được các Bộ, ngành Trung ương có chính sách hỗ trợ riêng, đặc thù cho từng loại sản phẩm nông nghiệp này để trở thành sản phẩm chiến lược của tỉnh.
Phóng viên: Xin cảm ơn đồng chí Phó Chủ tịch!

File đính kèm: