• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đắk Lắk: Phòng trừ sâu hại cây cà phê

(Chinhphu.vn) – Hiện nay, tại tỉnh Đắk Lắk, do độ ẩm không khí và đất trong đầu mùa mưa tăng cao làm xuất hiện nhiều dịch bệnh gây hại trên cây cà phê, tập trung nhiều nhất tại các huyện Cư M’gar, Ea Súp, Krông Ana, Lak, M’Drak, Ea Kar, Krông Bông...

11/08/2011 15:13

Phòng trừ sâu bệnh để không làm ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng cà phê. - Ảnh minh họa (Internet)

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đắk Lắk, bệnh rệp sáp hại quả hiện chiếm tỷ lệ khá cao từ 10- 25%; rệp sáp mềm xanh 10- 20%; bệnh gỉ sắt 10- 25%; bệnh thối rụng quả từ 4- 17%…

Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Đắk Lắk cũng cho biết, đã phát hiện 16 loài dịch hại, tập trung ở 12 họ của 6 bộ côn trùng, trong đó có những loài sâu hại thường xuất hiện ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây cà phê như: rệp sáp mềm xanh, rệp sáp hại quả, rệp sáp hại rễ, rệp muội, sâu đục thân, mọt đục cành và quả cà phê.

Bên cạnh đó, từ năm 2005 đến nay, dịch ve sầu hại trên cây cà phê đang có xu hướng tăng khá mạnh và lan rộng trên tất cả các địa phương trong tỉnh. Nặng nhất là tại các huyện Krông Buk, Krông Pak, Cư M’gar, Buôn Đôn, Krông Năng và thành phố Buôn Ma Thuột, hàng ngàn ha cà phê đang bị ve sầu phá hoại, với mật độ tại các vùng biến động từ 85- 92 con/gốc cà phê, tỉ lệ cây bị hại chiếm 94,3%. Riêng trong thời điểm từ tháng 3 đến tháng 8 năm 2010, một số vùng còn bị dịch ve sầu phá hoại với mật độ từ 500-800 con/gốc cà phê.

Trước tình hình trên, ngành nông nghiệp tỉnh đã cảnh báo trong mùa mưa năm nay, sâu bệnh vẫn có nguy cơ tăng cao, nhiều loại cây trồng rất có khả năng mất trắng. Vì vậy, bà con cần sớm phun thuốc phòng ngừa, tăng cường các biện pháp chăm sóc hợp lý để tăng sức kháng sâu bệnh và tránh lây lan ra diện rộng; tạo điều kiện cho cây cà phê phát triển cho năng suất ổn định.

Lê Thành