• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đắk Lắk: Thành lập cụm công nghiệp để...cỏ mọc

Ảnh: Internet

15/06/2011 13:53
Tỉnh Đắk Lắk mới thành lập thêm Cụm công nghiệp Ea Lê (huyện Ea Súp). Như vậy, đến nay, tỉnh Đắk Lắk có 1 khu công nghiệp Hòa Phú và 9 cụm công nghiệp nằm trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố Buôn Ma Thuột; trong đó có cụm công nghiệp ở các huyện Krông Bông, Krông Ana, Ma Đ’rắk đang trong quá trình lập dự án đầu tư hạ tầng. Tuy nhiên, phần lớn các cụm công nghiệp của các huyện này đều giữ đất để...cỏ mọc um tùm, chưa thu hút được các nhà đầu tư thuê đất xây dựng các cơ sở sản xuất.
Hiện nay, các Khu, Cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk quản lý trên 625 ha, nhưng mới có trên 55% diện tích đất được các nhà đầu tư đăng ký thuê đất. Cụm công nghiệp Ea Đar (huyện Ea Kar) được thành lập đến nay đã gần 5 năm, với diện tích trên 51,5 ha nhưng nay mới có 9 dự án đăng ký; trong đó có 4 dự án đã thực hiện đầu tư, với diện tích 37,01 ha, diện tích đất còn lại phần lớn đều để trống, cỏ mọc um tùm. Cụm công nghiệp Buôn Hồ (thị xã Buôn Hồ) có diện tích gần 70 ha nhưng cũng chỉ mới có 6 dự án đăng ký đầu tư, với tổng diện tích 37,7 ha, trong đó có 1 dự án đi vào hoạt động sản xuất. Hay cụm công nghiệp Ea H’Leo tuy nằm bên cạnh quốc lộ 14, ngay tại vùng trọng điểm cà phê, cao su, lâm sản, ngô lai nhưng nay cũng chỉ mới thu hút được 5 dự án, với tổng vốn đầu tư trên 99,4 tỷ đồng, diện tích còn lại để trống....
Theo đánh giá của các nhà doanh nghiệp, tuy các cụm công nghiệp này có mặt bằng “đẹp”, rộng nhưng do tỉnh Đắk Lắk còn thiếu các cơ chế chính sách thu hút đầu tư, thủ tục hành chính còn quá rườm rà, mặt khác, các cụm công nghiệp xa trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột, lại chưa xây dựng cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh... nên khó thu hút được các nhà đầu tư.
Quang Huy