• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đăk Song, Đăk Nông: Tan hoang những cánh rừng

Huyện biên giới Đắk Song (Đắk Nông) có tổng diện tích tự nhiên 808km2. Những năm trước đây, từ thị trấn Đức An (trung tâm huyện) đến thị xã Gia Nghĩa theo Quốc lộ 14, suốt chặng đường khoảng 40km là những cánh rừng già xanh ngắt. Thế nhưng thời gian gần đây, rừng bị "tàn sát” do nhiều "thế lực” đã biến tài nguyên rừng thành rẫy, thành đồ gỗ mỹ nghệ cao cấp chỉ có giới "đại gia” mới đủ điều kiện sử dụng...

07/10/2011 15:36

Huyện biên giới Đắk Song (Đắk Nông) có tổng diện tích tự nhiên 808km2. Những năm trước đây, từ thị trấn Đức An (trung tâm huyện) đến thị xã Gia Nghĩa theo Quốc lộ 14, suốt chặng đường khoảng 40km là những cánh rừng già xanh ngắt. Thế nhưng thời gian gần đây, rừng bị "tàn sát” do nhiều "thế lực” đã biến tài nguyên rừng thành rẫy, thành đồ gỗ mỹ nghệ cao cấp chỉ có giới "đại gia” mới đủ điều kiện sử dụng...

Huyện Đăk Song có vị trí địa lý phía Bắc giáp huyện Đăk Mil, phía Nam giáp thị xã Gia Nghĩa, phía Đông giáp huyện Krông Nô và huyện Đăk G'long, phía Tây và Tây Bắc giáp huyện Tuy Đức và Vương quốc Campuchia (riêng phần giáp biên giới nước bạn có chiều dài gần 100km). Huyện được thành lập ngày 21-6-2001, đến nay mới chỉ hơn một thập niên và tỷ lệ dân cư chưa tới 90 người/km2, thế nhưng tốc độ tàn phá rừng ngày càng gia tăng không chỉ bởi những người địa phương, dân xâm canh phá rừng lấy đất sản xuất...

Bên cạnh đó, các đối tượng lâm tặc "chuyên nghiệp” vẫn ngày, đêm "canh” các nhà chức trách, chỉ cần họ "ngủ gật” thì hàng chục héc ta rừng nguyên sinh có thể bị đốn hạ (?). Đây chính là những nguyên nhân làm cho hàng ngàn héc ta rừng hai bên quốc lộ 14 thuộc địa hạt Đăk Song đã trở nên... tan hoang?! Đấy là chưa kể đến rừng tự nhiên thuộc lâm phận các xã vùng biên giới đang ngày đêm bị đốn hạ một cách tàn nhẫn...

Qua tìm hiểu, được biết Công ty Lâm nghiệp Trường Xuân được Sở NN&PTNT tỉnh Đắk Nông giao quản lí, khai thác, trồng và bảo vệ hơn 6.000ha rừng. Thế nhưng, thời gian qua, lâm tặc đã "thản nhiên” tổ chức khai phá rừng lấy gỗ... rất công khai? Hiện nay rừng của Công ty Lâm nghiệp Trường Xuân đã "thất thoát” đến hàng nghìn ha không rõ nguyên nhân.

Người dân địa phương cho biết, tại các tiểu khu 1683, 1698, 1707, 1708 thuộc lâm phận Đăk Song, những cây gỗ có đường kính từ 0,4 – 0,5m, cao 5 – 10m thuộc các nhóm gỗ từ nhóm 3 đến nhóm 8 cũng đã bị đốn hạ không thương tiếc.

Anh Lộc Văn Lin, Bí thư Đoàn (thôn 5, xã Trường Xuân, Đăk Song) cho biết: "Cứ khoảng 1 – 2 giờ khuya có những đoàn xe cơ giới 4 – 5 chiếc vận chuyển gỗ từ trong rừng ra ngoài quốc lộ 14 làm cho bà con trong thôn thường xuyên mất ngủ và đường giao thông nông thôn bị phá nát, gây khó khăn cho người dân đi lại”. Thực tế, tại lâm phận do Công ty Lâm nghiệp Trường Xuân (địa phận xã Trường Xuân, Đăk Song) quản lý, hiện nay đã "mọc” lên khá nhiều xưởng chế biến gỗ ngày đêm hoạt động hết công suất.

Có những xưởng chỉ nằm cách quốc lộ chừng vài chục mét, được "ngụy trang” bằng những tấm tôn dựng đứng. Trong vai một người mua gỗ, chúng tôi qua rất nhiều cửa mới gặp được "ông chủ” một xưởng sản xuất, kinh doanh gỗ nằm ngay ven quốc lộ 14, cách một trạm kiểm lâm cũng không xa. Qua trao đổi, "ông chủ” cho biết: "Xưởng sẽ xuất hóa đơn, với điều kiện phải đặt cọc 10 triệu đồng, sau khi trả lại hóa đơn thì nhận lại tiền cọc”.

Trên thực tế, gỗ ở đây được bán nhiều nhưng các cơ quan chức năng không kiểm soát được? Điều lạ là, ngay cửa rừng có biển báo: "Cấm chặt phá, lấn chiếm đất rừng” nhưng cách đó không xa thì hàng loạt cây gỗ quý bị đốn hạ, cắt khúc... Thậm chí lâm tặc còn hủy hoại hàng trăm khối gỗ để "lót đường”(?).

Cuối tháng 9-2011, khi PV phát hiện xe vận chuyển gỗ lậu (không có búa bài Kiểm lâm – PV) tại khu vực xã Trường Xuân, gọi điện cho Kiểm lâm viên địa bàn thì được trả lời... bận đi công tác?! Chúng tôi đến Công ty Lâm nghiệp Trường Xuân, ông Ninh Công Lý đang trong ca trực thẳng thắn: "Chủ nhật không làm việc!”. Khi gọi điện báo ông Ngô Văn Thanh, Hạt trưởng Kiểm lâm Đắk Song (chúng tôi giới thiệu là PV) để trình báo sự việc, những tưởng vị Hạt trưởng này hợp tác, nhưng ông hỏi qua điện thoại: "Chúng mày ở đâu? Có mấy thằng?” rồi tắt luôn di động.

ĐĐK