• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đảm bảo an toàn thực phẩm ngày Tết

(Chinhphu.vn) - Thực phẩm những ngày Tết được tiêu thụ với số lượng lớn nhất trong năm. Đây cũng là thời điểm nhiều thực phẩm không rõ nguồn gốc, chất lượng kém, hàng nhái, hàng giả được trà trộn đưa vào thị trường. Chính vì vậy, an toàn thực phẩm dịp Tết là vấn đề rất được quan tâm.

12/12/2022 17:54
Đảm bảo an toàn thực phẩm ngày Tết - Ảnh 1.

Đảm bảo an toàn thực phẩm ngày Tết

Đây không phải là vấn đề được đặt ra ở một năm cụ thể nào mà là câu chuyện được bàn luận thường xuyên mỗi dịp Tết đến Xuân về. Bởi thời điểm này, người dân thường tiêu thụ một khối lượng lớn các thực phẩm từ hàng tươi sống, đồ khô cho tới các sản phẩm đồ uống. Để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, thị trường thực phẩm ngày càng sôi động với sự đa dạng về chủng loại, mẫu mã. 

Cũng từ đây, chỉ vì mục đích cá nhân là thu được lợi ích kinh tế, mà nhiều người kinh doanh đã bất chấp pháp luật, bất chấp đạo đức, sẵn sàng đưa những mặt hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, hàng giả hàng nhái trà trộn vào tiêu thụ.

Chúng ta đều biết rằng, thực phẩm có thể bị ảnh hưởng tới chất lượng, hoặc hư hỏng dẫn tới gây bệnh cho người dùng ở nhiều khâu từ sản xuất đến vận chuyển, bảo quản, chế biến, nấu ăn và cách ăn. Sử dụng thực phẩm không an toàn có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm với các triệu chứng cấp tính hoặc tích lũy các chất độc hại trong cơ thể gây nên những hậu quả khó lường về sau. Trên thực tế đã có không ít những vụ ngộ độc thực phẩm, thậm chí cả tử vong. 

Chúng ta cũng đã xây dựng một hệ thống văn bản pháp luật rõ ràng, đủ chế tài, đủ sức răn đe. Cụ thể hiện nay, vấn đề xử lý vi phạm đối với lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm được áp dụng theo các quy định tại Luật an toàn thực phẩm; Nghị định 178/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm và Bộ Luật hình sự.

Theo đó, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường và khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật.

Việc thực thi pháp luật trong lĩnh vực này còn có những bất cập, trong đó có nguyên nhân do thiếu phương tiện cũng như nhân lực làm công tác thanh tra, kiểm tra vì vậy các trường hợp vi phạm dường như chưa có dấu hiệu giảm đi.

Hiện nay lĩnh vực an toàn thực phẩm do 3 Bộ, ngành quản lý nên mỗi Bộ ngành có quy định riêng về thanh tra, kiểm tra cũng đang gây khó khăn trong việc áp dụng các quy định pháp luật khi kiểm tra, xử lý vi phạm.

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm 

Từ thực tế trên, về lâu dài, chúng ta cần tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm, về công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm. Trong đó, chú trọng tới công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm cho cán bộ, công chức, viên chức, người làm công tác quản lý an toàn thực phẩm các cấp. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật về an toàn thực phẩm đến các cơ sở sản xuất, kinh doanh.

Trước mắt, để đảm bảo an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão và Lễ hội Xuân 2023 phục vụ Nhân dân đón Tết, vui Xuân an toàn, bảo đảm sức khỏe, đồng thời đảm bảo phát triển và cạnh tranh lành mạnh giữa các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, xuất nhập khẩu thực phẩm, các địa phương cần thực hiện nghiêm công tác đảm bảo an toàn thực phẩm, tăng cường công tác thanh kiểm tra để kịp thời xử lý các vi phạm. Từ 15/12/2022 tới tháng 3/2023, các địa phương trong cả nước đồng loạt ra quân, tổ chức các đoàn kiểm tra chuyên ngành, liên ngành kiểm tra thực phẩm dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 và mùa Lễ hội Xuân 2023. 

Đối với mỗi người dân, các cơ quan chức năng cũng khuyến cáo hãy là người tiêu dùng thông thái, sáng suốt lựa chọn những thực phẩm sạch, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có tem nhãn thông tin nhà sản xuất; không sử dụng sản phẩm thực phẩm không rõ nguồn gốc, có dấu hiệu ôi thiu, mốc hỏng. Hạn chế sử dụng bia rượu phòng gây ngộ độc để tất cả mọi người, mọi nhà đều được đón một cái Tết an toàn, vui tươi, hạnh phúc.

AT