• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đảm bảo điều kiện làm việc, minh bạch thu nhập cho lao động khi tham gia CPTPP

(Chinhphu.vn) – Việc tham gia các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đặt ra những yêu cầu nghiêm ngặt về các tiêu chuẩn lao động, trong đó có các quy định về điều kiện làm việc, sự minh bạch về tiền lương và các vấn đề khác. Các doanh nghiệp khi hội nhập sẽ phải đảm bảo phân chia thu nhập của người lao động hài hòa. Như vậy, người lao động sẽ có cơ hội hưởng lợi nhiều hơn.

26/11/2018 17:54
Khi tham gia CPTPP các doanh nghiệp sẽ phải đảm bảo điều kiện làm việc, sự minh bạch về tiền lương đối với người lao động. Ảnh minh họa

Đây là nội dung được thảo luận hội thảo chính sách Thị trường lao động và sự cần thiết của việc nâng cao kỹ năng trong bối cảnh hội nhập quốc tế do Bộ LĐTB&XH phối hợp với Bộ Kinh tế liên bang Thụy Sĩ và Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tổ chức ngày 26/11.

Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH Doãn Mậu Diệp cho biết, tạo việc làm và tăng cường kỹ năng cho người lao động trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng là một trong những mục tiêu quan trọng đối với quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển có lực lượng lao động lớn như Việt Nam. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, thị trường lao động Việt Nam thời gian qua tiếp tục phát triển theo hướng hiện đại và định hướng thị trường, khuôn khổ pháp luật, thể chế, chính sách thị trường lao động từng bước được hoàn thiện.

Việc chuyển dịch thị trường lao động tại Việt Nam thời gian qua đã có nhiều chuyển biến đáng kể, theo hướng tốt hơn, số người làm công ăn lương, có quan hệ lao động dần tăng lên. Số lao động trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm khoảng 40% trong giai đoạn 2015-2020. Tỉ lệ người trong độ tuổi lao động tham gia lực lượng lao động duy trì ở mức cao là 76%. Chất lượng việc làm, thu nhập của người lao động đều đặn tăng lên, mức độ phân biệt giữa việc trả công cho lao động nam và nữ cũng được thu hẹp. Số lao động đi làm ở nước ngoài theo hợp đồng lao động cũng tăng lên.

Tuy nhiên, bên cạnh những tín hiệu khả quan, thị trường lao động việc làm của Việt Nam vẫn tồn tại như cơ cấu lao động còn khá lạc hậu. Về cơ bản, Việt Nam vẫn là thị trường lao động trong nông thôn, nông nghiệp với chất lượng lao động thấp, phân bổ chưa hợp lý, lao động làm việc trong ngành nghề đơn giản, không đòi hỏi chuyên môn, kỹ thuật.

Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp khẳng định, trong bối cảnh Việt Nam tham gia các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, với tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, những chính sách về thị trường lao động Việt Nam cần được nhìn nhận và đánh giá lại để có thể sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Tinh thần này được thể hiện rõ trong Nghị quyết số 27 của Trung ương về cải cách chính sách BHXH, Nghị quyết số 28 về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm thất nghiệp cần được cải cách để trở thành công cụ quản trị thị trường lao động, thúc đẩy cơ chế đối thoại, thương lượng trong doanh nghiệp về các nội dung liên quan đến quan hệ lao động.

Theo các chuyên gia, riêng về khía cạnh lao động, việc làm, việc tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cho thấy khả năng tăng thêm việc làm khá tốt. Cụ thể, đối với CPTPP mặc dù mức việc làm tạo ra chỉ bằng 1 nửa so với TPP, song số việc làm được tạo ra mỗi năm theo tính toán từ năm 2020 trở đi là 17.000-27.000 việc làm. Còn đối với các hiệp định thương mại tự do khác, số việc làm tạo ra cũng từ 18.000-19.000 việc làm.

Các chuyên gia cũng cho rằng, khi tham gia CPTPP các luồng đầu tư vào Việt Nam sẽ tăng, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng năng suất lao động, thu hút nhiều hơn lao động có kỹ năng. Tuy nhiên, dưới tác động của việc làm thì phân hóa tiền lương sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn, đặc biệt giữa các doanh nghiệp FDI, giữa lao động có trình độ cao và trình độ thấp. Điều này đặt ra những thách thức về các chính sách lao động, việc làm, đào tạo nghề…

Chia sẻ tại Hội thảo, ông Lê Đình Quảng, Phó Vụ trưởng Vụ Quan hệ lao động (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) cho biết, trong CTTPP, Việt Nam cam kết cho phép người lao động được quyền thành lập tổ chức của người lao động tại cơ sở, doanh nghiệp hoạt động song song với tổ chức công đoàn đặt ra thách thức cho công đoàn Việt Nam về việc tập hợp, đoàn kết đoàn viên công đoàn. Đồng thời, đây cũng là cơ hội, động lực cho các tổ chức công đoàn đổi mới mạnh mẽ để hoạt động có hiệu quả hơn.

Theo ông Lê Đình Quảng, việc tham gia CPTPP đặt ra những yêu cầu nghiêm ngặt về các tiêu chuẩn lao động, trong đó có các quy định về điều kiện làm việc, sự minh bạch về tiền lương và các vấn đề khác. Các doanh nghiệp khi hội nhập sẽ phải đảm bảo phân chia thu nhập của người lao động hài hòa. Như vậy người lao động sẽ có cơ hội hưởng lợi nhiều hơn.

Hiện nay, chúng ta đang xây dựng quan hệ lao động theo hướng Nhà nước giảm dần sự can thiệp mà tăng cường thương lượng, thỏa thuận trực tiếp của người lao động với chủ sử dụng lao động. Nhà nước đóng vai trò hỗ trợ, từ đó dần nâng cao khả năng thương lượng hiệu quả, tác động cơ chế để tổ chức công đoàn thương lượng có hiệu quả. Như vậy người lao động thực chất là có cơ hội, điều kiện tốt hơn trong bối cảnh hội nhập.

Thu Cúc