• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đạn trinh sát phục vụ chiến trường

(Chinhphu.vn) - Máy quay này có tên là Firefly được bắn đi từ súng phóng lựu do Israel chế tạo, có tác dụng ghi hình toàn cảnh chiến tuyến từ trên cao trong thời gian ngắn. Điều đặc biệt là nó gắn theo một máy phát hình, giúp chỉ huy phân đội nhận được dữ liệu chiến trường ngay tức thì.

25/02/2014 18:21

Firefly thực chất là một viên đạn cối cá nhân cỡ 40mm có trọng lượng 145g. Nó được binh sĩ bắn từ một cơ cấu phóng lựu M203 gắn trên súng trường tấn công M16. Đạn này chỉ sử dụng một lần. Máy quay video trong trái đạn tuổi thọ chỉ 8 giây tính từ khi kích hoạt.

“Đạn máy quay” này có tầm bắn 600 mét. Khi ra khỏi nòng súng nó bung ra một “đôi cánh” mở rộng, giữ cho đạn chậm lại, kịp xoay nhanh ống kính xuống dưới ghi hình. Nhờ cấu trúc “chíp ghi hình” cao cấp, lại có máy phát chất lượng tốt, nên nó truyền về “trung tâm” hình ảnh độ phân giải cao, màu sắc trung thực.

Từ đầu thu, máy tính cầm tay của chỉ huy có ngay ảnh cần thiết theo thời gian thực. Theo các nguồn tin, đạn Firefly được lập trình trước khi bắn, định tọa độ ghi hình, định độ cao cần thiết và thời gian giữ chậm.

Công nghệ trinh sát mới này sẽ trở nên phổ biến trong tương lai, khi chỉ huy phân đội tại chiến trường cần cung cấp một tin tức đối phương ngay lập tức, trong khi chi phí thấp hơn nhiều so với việc dùng máy bay không người lái UAV. Các nhà quân sự kỳ vọng sử dụng Firefly trong tác chiến đô thị, mở rộng khả năng quan sát ở các ngõ phố bị vật cản che khuất.

* Mới đây Công ty ST Engineering trụ sở tại Singapore cũng giới thiệu một loại đạn chụp ảnh có tên SPARCS (còn gọi là “Vòng S407”) chi phí thấp, dễ sử dụng, không cần bảo trì. Nó bắn bằng súng phóng lựu cỡ 40mm.

Thiết bị điện tử của SPARCS trạng thái rắn, bền vững, chịu được sơ tốc bắn 76 m/s lên độ cao 150 m.

Trong đạn SPARCS đó một chiếc dù, bung ra giảm tốc, giữ chậm lâu rơi để tăng thời gian chụp hình. Máy ảnh này cũng truyền ảnh từ trên cao xuống. Nó có một phần mềm “khâu”  nhiều tấm ảnh với nhau theo thời gian thực.

Theo ST Engineering, người nhận ảnh chỉ cần một thiết bị thu không dây, và các phần mềm tương thích với hầu hết các hệ điều hành,  tần số 2.4 GHz . Hình ảnh có thể truyền (link) cho các thiết bị khác. Ngành an ninh, chống tội phạm, chống khủng bố rất “mê” loại đạn trinh sát dễ sử dụng này.

Trần Văn ( theo Gizmag)