• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đẳng cấp "Thiên nga trắng" TU-160

(Chinhphu.vn) - Máy bay ném bom chiến lược TU-160 có thể mang các loại tên lửa hành trình chiến lược, tên lửa có hướng dẫn tầm ngắn, bom hạt nhân, bom thông thường, địa lôi và thủy lôi với tổng trọng lượng tối đa 40 tấn và bay với vận tốc tối đa là 2.200km/giờ.

03/05/2015 21:00

Nga sẽ tái sản xuất máy bay ném bom chiến lược siêu âm Tu-160 - nhiệm vụ này đã được Bộ trưởng Quốc phòng Nga, Tướng Sergei Shoigu đặt ra hôm thứ Tư (29/4).

Đây là loại máy bay siêu âm lớn nhất và mạnh nhất trong lịch sử hàng không quân sự với bộ phận cánh có thể thay đổi hình dạng. Tu-160 cũng là chiến đấu cơ nặng nhất thế giới, có trọng lượng cất cánh tối đa cao nhất trong số các loại máy bay ném bom. Các phi công đặt cho máy bay này biệt hiệu “Thiên nga trắng”.

“Ngay từ hôm nay cần bắt đầu giải quyết những vấn đề không chỉ nhằm duy trì hoạt động và hiện đại hóa các máy bay của lực lượng hàng không tầm xa mà cả tái sản xuất các máy bay mang tên lửa Tu-160” - Bộ trưởng Quốc phòng Nga nói trong chuyến thăm nhà máy hàng không Kazan.

Được biết, máy bay ném bom đường dài Tu-160, do Tổng công trình sư nổi tiếng người Nga Andrei Nikolayevich Tupolev (1888-1972) trực tiếp thiết kế và tham gia chế tạo.

Mỗi chiếc Tu-160 có chiều cao là 13,1m, chiều dài 54,1m cùng sải cánh rộng 55,7m, trang bị 4 động cơ tuabin phản lực 2 lớp NK-321 cực mạnh.

Chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của Tu-160 được tiến hành vào ngày 19/12/1981. Hai tuần lễ sau, những chiếc Thiên nga trắng hoàn hảo đã được bàn giao cho Không quân Xôviết.

Cho đến nay, Tu-160 vẫn giữ ngôi vị là dòng phi cơ chiến đấu siêu thanh lớn nhất với tầm bay xa nhất.

Sức mạnh của TU-160 được thể hiện trong 2 khoang chứa vũ khí khổng lồ có thể mang các loại tên lửa hành trình chiến lược, tên lửa có hướng dẫn tầm ngắn, bom hạt nhân, bom thông thường, địa lôi và thủy lôi, với tổng trọng lượng tối đa 40 tấn.

Mang lượng vũ khí lớn nhưng Thiên nga trắng vẫn có thể bay đạt vận tốc tối đa là 2.200km/giờ, trong khi tốc độ âm thanh là 1.235km/giờ.

Đồng thời Tu-160 có thể bay liên tục trong suốt 14 tiếng đồng hồ liền, tương đương quãng đường dài kỷ lục là 30.800km mà không cần tiếp thêm nhiên liệu.

Trong 2 năm 1989 - 1990, Thiên nga trắng đã lần lượt lập được 44 kỷ lục thế giới khác nhau về tốc độ, độ cao, tải trọng, tầm bay xa... vượt trội hơn hẳn so với các kiểu máy bay ném bom đường dài cùng loại.

Ngoài biệt danh phổ biến “Thiên nga trắng”, Tu-160 thường được giới phi công chiến lược Xôviết trước đây và Nga hiện nay gọi là "Giraffe" (Hươu cao cổ). Còn giới chuyên gia quân sự của Tổ chức Hiệp ước Phòng thủ Bắc Đại Tây dương (NATO) lại đặt biệt hiệu là "Blackjack" (Roi gân bò) thể hiện tính năng lợi hại của loại máy bay ném bom chiến lược tầm xa này.

Năm 1985, Liên Xô quyết định cho sản xuất hàng loạt khoảng 100 chiếc TU-160, nhưng rút cục chỉ có 30 chiếc ra đời trước khi dây chuyền sản xuất nhận lệnh đóng cửa vào năm 1992.

Lực lượng Không quân Nga hiện sở hữu 16 máy bay Tu-160. Cuối năm ngoái (11/2014) Tu-160 đã được Nga nâng cấp hiệu năng bay và gần như toàn bộ rađa, thiết bị điện tử.

PV (tổng hợp)