• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Dâng hương tưởng niệm các liệt sĩ bộ đội Trường Sơn

(Chinhphu.vn) - Chiều 13/5, tại Khu di tích lịch sử quốc gia thôn Đồng Tiến, xã Đắk Nia, thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông, Ban Tổ chức Hội thảo khoa học “Đường Trường Sơn-Đường Hồ Chí Minh - Biểu tượng của ý chí thống nhất Tổ quốc” đã đến dâng hương tưởng niệm các liệt sĩ Trường Sơn hy sinh trong chiến đấu mở đường, bảo vệ tuyến chi viện cho miền Nam.

13/05/2019 19:10

Dâng hương tưởng niệm các liệt sĩ bộ đội Trường Sơn - Ảnh: VGP/Thế Phong

Tham dự Lễ dâng hương có Thượng tướng Lê Chiêm, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; các đại biểu là thủ trưởng, nguyên thủ trưởng Bộ Quốc phòng; đại biểu các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ tư lệnh Quân khu 5, Binh đoàn 12; đại biểu Hội  truyền thống Trường Sơn – đường Hồ Chí Minh và các nhân chứng lịch sử tiêu biểu; chính quyền và lực lượng vũ trang tỉnh Đắk Nông...

Trong không khí trang nghiêm, Thượng tướng Lê Chiêm cùng các đại biểu đã đặt vòng hoa, dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ Trường Sơn trong chiến đấu mở đường, bảo vệ tuyến chi viện cho miền Nam; tưởng niệm cán bộ, chiến sĩ hy sinh trong thực hiện nhiệm vụ, chiến đấu và bảo vệ đường hành lang chiến lược Bắc-Nam đoạn qua tỉnh Đắk Nông.

Cách đây 60 năm kể từ ngày Bác Hồ và Trung ương Đảng giao nhiệm vụ cho “Đoàn công tác đặc biệt” do Thương tá Võ Bẩm làm Đoàn trưởng Đoàn 559 mở đường Trường Sơn chi viện cho chiến trường miền Nam, bắt đầu hình thành một con đường huyền thoại trong chiến tranh. Mười sáu năm chiến đấu anh dũng của bộ đội Trường Sơn, trong đó có rất nhiều thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trên tuyến đường mang tên Bác, bộ đội Trường Sơn đã phải đối mặt với mọi phương tiện và vũ khí tối tân nhất của đế quốc Mỹ, anh dũng chiến đấu, mở đường, bảo vệ tuyến chi viện chiến lược cho miền Nam.

Gần hai vạn người đã dũng cảm hy sinh, hơn ba vạn người là thương binh và hàng vạn người bị nhiễm chất độc da cam để “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả vì miền Nam ruột thịt”. Bộ đội Trường Sơn đã góp phần bồi đắp nên truyền thống của Quân đội Nhân dân Việt Nam anh hùng, làm rạng ngời truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.  
 
Trong chiến công đó, ngay tại Khu di tích lịch sử quốc gia thôn Đồng Tiến, xã Đắk Nia, thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông (trước đây là bon Bu Côn, quận Khiêm Đức, tỉnh Quảng Đức), lúc 16h ngày 30/10/1960, hai đoàn cán bộ mở đường Nam Bắc (Đội 1 Đoàn B90 từ miền Bắc vào và Đoàn C200 từ miền Đông Nam Bộ lên) đã gặp nhau. Đó là dấu mốc lịch sử nối thông đường hành lang vận tải Trường Sơn-đường Hồ Chí Minh, đoạn từ Nam Tây Nguyên tới miền Đông Nam Bộ. 

Từ đó, tuyến đường huyền thoại, trong đó có đoạn đi qua tỉnh Đắk Nông ngày nay, không chỉ là tuyến giao thông chiến lược, nối liền chiến trường Tây Nguyên với chiến trường Nam Bộ, mà còn là chiến trường hết sức quyết liệt giữa ta và địch. Dù bị địch đánh phá ác liệt, gặp không ít khó khăn, gian khổ, song quân và dân tỉnh Quảng Đức cũ vẫn giữ vững huyết mạch chi viện sức người, sức của từ hậu phương lớn miền Bắc cho chiến trường miền Nam. 
 
Hiện nay, tỉnh Đắk Nông đang quy hoạch mở rộng Khu di tích lịch sử quốc gia này để giáo dục truyền thống cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu biết sâu sắc hơn ý nghĩa của việc mở tuyến vận tải quân sự chiến lược Trường Sơn – đường Hồ Chí Minh.

Thế Phong