• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đánh giá về doanh nghiệp nhà nước phải khách quan

(Chinhphu.vn) - Theo ông Nguyễn Hồng Long, Phó trưởng Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, đánh giá về DNNN cần phải khách quan, đặt trong bối cảnh từng thời kỳ cụ thể.

21/11/2018 11:00
Ông Nguyễn Hồng Long, Phó trưởng Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp.

Hội nghị Đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) diễn ra vào hôm nay (21/11) sẽ đánh giá kết quả triển khai Nghị quyết 12-NQ/TW về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước.

Đánh giá về DNNN, nhiều người thường coi đây là mô hình hoạt động kém hiệu quả, đầu tư dàn trải, làm thất thoát vốn nhà nước. Ông nghĩ sao về quan điểm này?

Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp có chức năng giúp Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo, hướng dẫn triển khai, kiểm tra việc thực hiện công tác đổi mới DNNN; phối hợp với các cơ quan chức năng, tổ chức nghiên cứu các mô hình tổ chức, cơ chế, chính sách phục vụ việc đổi mới và phát triển doanh nghiệp. Chúng tôi luôn lắng nghe, trân trọng mọi ý kiến đóng góp, tuy nhiên, theo tôi, đánh giá về mô hình kinh tế này cần phải khách quan, đặt trong bối cảnh từng thời kỳ cụ thể của đất nước.

Về tổng quát, có thể đánh giá, DNNN mặc dù giảm rất mạnh về số lượng (hiện DNNN chỉ chiếm khoảng 5% tổng số doanh nghiệp), nhưng vẫn tiếp tục giữ vai trò chủ đạo, là lực lượng có tiềm lực mạnh về tài chính, thương hiệu, trình độ khoa học - kỹ thuật, nhiều doanh nghiệp đi đầu trong hoạt động chuyển giao công nghệ, hội nhập kinh tế quốc tế, bình ổn thị trường, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế… Hiệu quả kinh doanh của DNNN xét trên các tiêu chí như lợi nhuận, nộp ngân sách nhà nước, bảo toàn và tăng trưởng vốn đạt kết quả tích cực.

Nhưng rất nhiều vụ việc tham nhũng, đầu tư không hiệu quả đều ở khu vực này, thưa ông?

Đúng là có không ít DNNN hoạt động kém hiệu quả, làm ăn thua lỗ, thậm chí mất vốn, đặc biệt là 12 đại dự án ngàn tỷ. Cũng không thể phủ nhận còn một số cán bộ quản lý DNNN vi phạm pháp luật, tham nhũng, làm thất thoát, lãng phí vốn, tài sản nhà nước, làm giảm uy tín, tạo hình ảnh xấu về mô hình kinh tế này.

Tuy nhiên, các tồn tại hạn chế và một số vụ việc vi phạm trong thời gian qua đang được các cơ quan có thẩm quyền xem xét, kết luận, xử lý. Nhiều đơn vị hoạt động kinh doanh thua lỗ, đứng trên bờ vực giải thể, phá sản đã hoạt động trở lại, một số đơn vị đã kinh doanh có lãi, khắc phục được hạn chế, yếu kém, trong đó có một số dự án trong 12 đại dự án ngàn tỷ. Vì vậy, tại Hội nghị lần này tiếp tục đánh giá toàn diện, sát thực hơn về vị trí, vai trò của DNNN, giữ vững và phát huy mặt tích cực, khắc phục hạn chế, yếu kém, khẳng định đây là lực lượng quan trọng trong xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giải quyết tốt các vấn đề lao động, việc làm, an sinh xã hội...

Dù sao thì cũng không thể phủ nhận hiệu quả hoạt động của DNNN thấp hơn nhiều so với khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài?

Đây cũng là lý do khiến dư luận xã hội và nhiều chuyên gia kinh tế hoài nghi về mô hình DNNN. Nhưng đánh giá, nhận xét phải dựa trên số liệu thống kê khách quan, trung thực.

Theo số liệu tổng điều tra kinh tế năm 2017 vừa được Tổng cục Thống kê công bố, thì hiệu suất sinh lời/tài sản của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 6,9%; DNNN đạt 2,6%; doanh nghiệp tư nhân đạt 1,4%. Hiệu suất sinh lời/doanh thu của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 6,7%; DNNN đạt 6,6% (tăng đáng kể so với mức 5,1% của năm 2011); doanh nghiệp tư nhân đạt 1,9%. Bình quân một DNNN nộp ngân sách nhà nước 104 tỷ đồng, cao hơn rất nhiều so với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 18 tỷ đồng và gấp tới 104 lần doanh nghiệp tư nhân.

Tuy nhiên, hoạt động của DNNN chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế. Chỉ riêng về vốn, mặc dù chỉ chiếm khoảng 0,5% tổng số doanh nghiệp, nhưng DNNN chiếm tới 28,4% tổng nguồn vốn, trong khi doanh nghiệp tư nhân chiếm tới 96,7% tổng số doanh nghiệp, nhưng chỉ nắm giữ 53,5% tổng nguồn vốn.

Theo ông, vì sao hiệu quả hoạt động của DNNN vẫn chưa tương xứng với lợi thế?

So sánh hiệu quả hoạt động giữa các khu vực doanh nghiệp rất khó, vì có nhiều tiêu thức so sánh khác nhau như lợi nhuận, doanh thu, đóng góp vào ngân sách nhà nước, tạo việc làm ổn định và thu nhập cho người lao động, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững… Hơn nữa, mặt bằng so sánh giữa DNNN và 2 khu vực còn lại không đồng nhất. Nếu như với doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, mục tiêu duy nhất là lợi nhuận, thì DNNN phải thực hiện các nhiệm vụ xã hội, tham gia ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, đối phó với biến động của thị trường, thực hiện các chính sách an sinh xã hội.

Nếu không có DNNN, thì ai mang xăng dầu lên vùng sâu, vùng xa, khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn vì bán xăng dầu ở những khu vực này chắc chắn là lỗ. Nếu không có EVN thì ai kéo đường dây điện vào bản làng xa xôi, hẻo lánh, vì phải mất cả trăm năm cũng chưa khấu hao hết vốn đầu tư.

Chính DNNN cũng muốn tách bạch hoạt động kinh doanh với hoạt động công ích. Cái gì là nhiệm vụ của Nhà nước như mang xăng dầu, nhu yếu phẩm thiết yếu, kéo điện, phủ sóng điện thoại, Internet ở vùng sâu, vùng xa thì Nhà nước phải bỏ tiền ra làm, không giao “nhiệm vụ chính trị” cho DNNN, mà tổ chức đấu thầu, mọi thành phần kinh tế đều được tham gia.

Thực hiện Nghị quyết 60/2018/QH14 của Quốc hội về tiếp tục hoàn thiện và đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa DNNN, các cơ quan chức năng sẽ sớm ban hành bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh theo từng loại hình, lĩnh vực, địa bàn hoạt động đặc thù của doanh nghiệp. Khi có bộ tiêu chí sẽ biết được hiệu quả hoạt động của từng DNNN.

Mạnh Bôn
(theo Báo đầu tư)