• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Danh mục bí mật nhà nước độ mật của ngành thanh tra

(Chinhphu.vn) - Thanh tra Chính phủ đang dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Danh mục bí mật nhà nước độ mật của ngành thanh tra.

10/02/2020 16:18
Ảnh minh họa
Theo dự thảo, danh mục bí mật nhà nước độ mật của ngành thanh tra bao gồm:

1. Ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Đảng, Nhà nước về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng chưa công bố hoặc không công bố.

2. Ý kiến chỉ đạo của người có thẩm quyền quyết định thanh tra, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quá trình giải quyết vụ việc.

3. Trong hoạt động thanh tra gồm: a- Kế hoạch tiến hành một cuộc thanh tra; b- Nội dung làm việc, biên bản làm việc với đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến nội dung thanh tra; c- Thông tin, tài liệu thu thập được trong quá trình thanh tra mà thông tin này tổ chức chưa công bố hoặc không được công bố; d- Văn bản giải trình của đối tượng thanh tra; đ- Báo cáo kết quả của thành viên Đoàn thanh tra, của Đoàn thanh tra; e- Dự thảo Kết luận thanh tra.

4. Trong hoạt động giải quyết khiếu nại gồm: a- Thông tin, tài liệu thu thập được trong quá trình xác minh nội dung khiếu nại mà tổ chức chưa công bố hoặc không được công bố; b- Báo cáo kết quả xác minh nội dung khiếu nại; c- Dự thảo Quyết định giải quyết khiếu nại.

5. Trong hoạt động giải quyết tố cáo gồm: a- Họ tên, địa chỉ, bút tích của người tố cáo và những thông tin khác có thể làm lộ danh tính của người tố cáo, người được bảo vệ theo quy định của Luật tố cáo; b- Thông tin, tài liệu thu thập được trong quá trình xác minh nội dung tố cáo mà thông tin này tổ chức chưa công bố hoặc không được công bố; c- Văn bản giải trình của đối tượng thanh tra; d- Báo cáo kết quả xác minh nội dung tố cáo; đ- Dự thảo Kết luận nội dung tố cáo.

6. Trong hoạt động phòng, chống tham nhũng gồm: a- Họ tên, địa chỉ, bút tích của người phản ánh, báo cáo về hành vi tham nhũng; b- Họ tên, địa chỉ của người bị phản ánh, báo cáo về hành vi tham nhũng; c- Nội dung phản ánh, báo cáo về hành vi pham nhũng; d- Thông tin về việc kiểm tra, xác minh sau khi nhận được phản ánh, báo cáo; đ- Cơ sở dữ liệu về kê khai tài sản, thu nhập của người phải kê khai và thông tin thu thập được trong quá trình kiểm soát tài sản, thu nhập.

7. Cơ sở dữ liệu về khiếu nại, tố cáo và tiếp công dân.

8. Văn bản, tài liệu của ngành Thanh tra có sử dụng thông tin, tài liệu thuộc danh mục bí mật nhà nước của các cơ quan, tổ chức khác thì xác định độ mật tương ứng.

9. Chỉ đạo của lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng có xác định độ tuyệt mật, tối mật, mật thì trong quá trình giải quyết vụ việc phải xác định độ mật tương ứng.

10. Nội dung thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng liên quan đến bí mật nhà nước độ tuyệt mật, tối mật, mật thì trong quá trình giải quyết vụ việc phải xác định độ mật tương ứng.

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.