• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đào tạo nhân lực ngành du lịch ngay tại địa phương

(Chinhphu.vn) - Để đẩy mạnh ngành “công nghiệp không khói”, một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương, trong những năm gần đây, Bà Rịa-Vũng Tàu đã xác định phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ của ngành, từ đó thu hút sự đầu tư mạnh mẽ vào ngành này.

01/11/2017 16:50

Ảnh minh họa

Nằm ở vị trí cửa ngõ ra Biển Đông của các tỉnh trong khu vực miền Đông Nam Bộ, là trung tâm kinh tế, tài chính, văn hóa, du lịch, giao thông-vận tải và giáo dục của vùng Đông Nam Bộ và kết nối thuận lợi với TPHCM, các địa phương khác bằng đường bộ, đường không, đường thủy và đường sắt cùng các bãi tắm đẹp có bờ cát vàng trải dài, nước trong xanh quanh năm và nhiều di tích lịch sử, văn hoá như khu Đình Thắng Tam, Thích Ca Phật Đài, Niết Bàn Tịch Xá… Bà Rịa-Vũng Tàu (BR-VT) được đánh giá là một trong những địa danh có sức hút với du khách.

Cụ thể, chỉ tính trong 9 tháng đầu năm 2017, BR-VT đã thu hút và phục vụ 7 triệu lượt khách du lịch trong nước và quốc tế đến tham quan, du lịch.

Bên cạnh đó, nhiều nhà đầu tư trong nước đã nhanh chóng đầu tư các khu du lịch đẳng cấp và hàng loạt chuỗi nhà hàng, khách sạn, resort, khu du lịch sinh thái… nhằm phục vụ nhu cầu tham quan, du lịch của du khách. Có cầu, có cung trong lĩnh vực du lịch dẫn đến nhu cầu nguồn nhân lực trong lĩnh vực này từ nhà hàng, khách sạn đến các dịch vụ ăn uống, hướng dẫn du lịch… trở nên vô cùng “nóng”.

Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh BR-VT, từ năm 2011 đến nay, tốc độ tăng trưởng khách du lịch của tỉnh là 12,6%/năm, doanh thu ngành du lịch tăng ổn định khoảng 15,3%/năm. Toàn tỉnh hiện có trên 150 dự án du lịch còn hiệu lực, trong đó có 18 dự án đầu tư nước ngoài và 138 dự án trong nước.

Khi những dự án nói trên đi vào hoạt động từ nay đến năm 2020, trong vòng 5 năm tới, ngành du lịch tỉnh BR-VT sẽ cần khoảng 14.000 lao động đã qua đào tạo để phục vụ

Tuy nhiên, làm thế nào để nâng cao chất lượng phục vụ, nâng cao thời gian lưu trú, thu hút du khách trở lại, cũng như bảo đảm cho những dự án đầu tư trong ngành du lịch nói trên vận hành với chất lượng cao. Tỉnh BR-VT đã xác định, bên cạnh các giải pháp khác như đầu tư cho cơ sở hạ tầng, giao thông, an ninh, thì việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho ngành là một trong những giải pháp trước mắt mà ngành du lịch BR-VT cần đẩy mạnh.

Đại học BR-VT: Cơ sở đào tạo tại chỗ nhân lực ngành du lịch

Trước nhu cầu nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực du lịch nói riêng và các lĩnh vực mũi nhọn của tỉnh BR-VT nói chung, tháng 3/2017, Đại học BR-VT (BVU) đã đề xuất với UBND tỉnh các giải pháp nhằm cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao.

Trong đó, liên quan đến du lịch, BVU đề xuất triển khai chương trình “Dạy tiếng Anh trên sóng truyền hình” nhằm phổ cập tiếng Anh cho người dân BR-VT với mục đích mỗi người dân đều có thể giao tiếp bằng tiếng Anh với khách du lịch nước ngoài.

Với nhu cầu cấp thiết đó của địa phương, ngày 19/10, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định số 4427/QĐ-BGDĐT cho phép BVU chính thức đào tạo mã ngành Quản trị dịch vụ du lịch và Lữ hành ngay trong năm 2017.

Tiến sĩ Lê Sĩ Trí, Viện trưởng Viện Du lịch-Quản lý-Kinh doanh của BVU cho biết, du lịch đã được xác định là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh nhà nên BVU luôn nhận được sự ủng hộ, hỗ trợ thiết thực từ phía lãnh đạo tỉnh. Đồng thời, do đã đào tạo chuyên ngành Quản trị Du lịch-Nhà hàng-Khách sạn được 10 khoá nên BVU có nhiều kinh nghiệm.

Đặc biệt, trong các đơn vị thành viên của Tập đoàn Nguyễn Hoàng (chủ đầu tư của BVU) còn có Long Beach ở Phú Quốc và Bình An ở Vũng Tàu là hai resort lớn, nổi tiếng nên điều kiện về cơ sở vật chất để sinh viên ngành du lịch của trường được trải nghiệm thực tế theo từng nghiệp vụ chuyên môn là hoàn toàn bảo đảm.

Đối với ngành mới này, BVU dự kiến sẽ hình thành thành 3 chuyên ngành trực thuộc, gồm: Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành; Quản trị khách sạn; Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống để sinh viên có nhiều lựa chọn nghiệp vụ mà mình sẽ gắn bó khi ra trường.

“Như vậy, quyết định mở mã ngành Quản trị dịch vụ du lịch và Lữ hành của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho Đại học BR-VT từ năm 2017 sẽ tạo đà để BVU thực hiện trách nhiệm cung cấp nguồn nhân lực cao cho tỉnh BR-VT trong lĩnh vực du lịch, góp phần giải quyết tình trạng khan hiếm nhân lực trong lĩnh vực kinh tế mũi nhọn này của tỉnh nhà”, TS. Lê Sĩ Trí khẳng định.

Minh Thi