• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đất nước giữa biển khơi. Bài 2: Trên “đảo nhà lô”

Tặng quà cho cán bộ, chiến sỹ trên Nhà giàn DK1/21

29/04/2011 15:47
Trên “đảo nhà lô” DK1/21, cán bộ chiến sĩ hải quân tính mùa theo hướng gió, tính ngày theo nhịp thủy triều. Ngày nào cũng như ngày nào, chênh vênh giữa trời biển, chỉ làm bạn với sóng gió và chuyện trò cùng đồng đội…
“Đảo nhà lô” là cách gọi của các anh về 15 nhà giàn thuộc Cụm Kinh tế - Khoa học – Dịch vụ (DK1). Nhà giàn DK1/21 nằm ở bãi Ba Kè, nhìn từ ngoài khơi như một nhà sàn mọc lên giữa biển. Ngôi nhà ấy ngự trên những cọc sắt cắm sâu dưới nền đá san hô, cách mặt biển khoảng 20 mét. Để lên đến nhà giàn, phải qua ba nhịp cầu thang cheo leo. Mọi sinh hoạt của người lính đều trên ngôi nhà mấy chục mét vuông ở giữa lưng trời.
Nhà giàn - Sơn Tinh của biển
Trung tá Phan Huy Chưởng, Phó Chủ nhiệm kỹ thuật Vùng B Hải quân – đơn vị quản lý kỹ thuật đối với các nhà giàn – từng ví von những nhà giàn như Sơn Tinh của biển. Sóng dâng cao, nhà giàn vẫn trụ vững, thách thức những khắc nghiệt của thiên tai.
Hơn chục năm công tác ở Vùng B, ông Chưởng đã tới các nhà giàn DK1 cả chục lần. Mỗi lần một cảm xúc khác. Khi sóng yên là cảm giác lâng lâng đứng giữa trời biển mênh mông. Khi biển động là sự hiểm nguy trong gang tấc, là lòng cảm phục với những anh hùng không ngán ngại Thủy Tinh. Khi đi chúc Tết là tình cảm đồng đội chan hòa với nỗi nhớ đất liền. Khi đưa đoàn công tác ra thăm là tình cảm quyến luyến khó rời… “Thắm thiết nhất ở đây là tình anh em đồng chí”, Trung tá Chưởng đúc rút.
Tâm sự của ông cùng chung cảm xúc với chàng Phó Chỉ huy trẻ nhất nhà giàn DK1/21 – Thiếu úy Trần Văn Dũng 23 tuổi. Dũng vừa tốt nghiệp Trường sĩ quan lục quân, được cử làm Phó Chỉ huy trưởng nhà giàn này từ trước Tết Tân Mão. “Ở đảo chưa đầy bốn tháng song tôi đã có 6 năm trong quân ngũ, quen ăn bếp tập thể, ở giường tầng, không lạ gì thói quen bộ đội. Nhưng ở nhà giàn, không khí gia đình thấm đượm sâu sắc”, thiếu úy Dũng chia sẻ. “Có quyền” thứ nhì ở đây nhưng tuổi lại là em út, hồi mới ra đảo, chưa quen quan sát mục tiêu trên biển, chính những “nhân viên” tuổi anh tuổi chú là người hướng dẫn cho anh.
Thủ trưởng “đảo nhà lô” DK1/21 - thiếu tá Hoàng Văn Quảng - đã có tới 16 năm công tác ở các nhà giàn. 3 lần đóng quân ở bãi Phúc Tần, 2 lần ở Ba Kè và một lần ở bãi cạn Cà Mau. Anh đã trải qua những thời khắc khó khăn nguy hiểm nhất vào mùa giông bão. Có hôm bão gió giật cấp 12, nhà giàn nghiêng ngả, đứng trên nhà giàn cũng bồng bềnh say sóng biển, đi lại phải nghiêng mình để giữ thăng bằng.
“Khổ nhất là mùa gió chướng (gió Đông Bắc), biển động sóng bạc đầu cuộn trắng xóa gầm rú dưới chân. Khi ấy những cánh cửa phía Đông Bắc phải đóng chặt tránh sóng biển tạt xối xả vào nhà. Cá không câu được, rau thì chết vì gió và nước mặn, có khi chỉ ăn lương khô vì không nổi lửa nấu bếp được”, anh Quảng kể.
Mà ở đây, sóng gió lớn có lẽ chỉ thưa thớt vào tháng 4, tháng năm. Còn từ tháng 6 đến tháng 9 là thời kỳ thịnh hành của gió mùa Tây Nam, mỗi tháng trung bình từ 10-15 ngày gió mạnh. Từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau là thời gian hoạt động của gió Đông Bắc, liên tục gây biển động và gió giật.
Nhiều đêm sóng lớn nhà giàn rung rinh, anh em ngủ mà ôm sẵn áo phao, nước ngọt, tỏi, gừng chống rét… phòng khi bất trắc, sẵn sàng lao xuống biển. Đã ra đây thì phải chấp nhận đối diện với hiểm nguy, chấp nhận hi sinh để biển đảo quê hương được trường tồn.
Vùng biển DK1 nằm án ngữ đường hàng hải quốc tế quan trọng, từ Đông Bắc Á xuống Đông Nam Á và tuyến hàng hải chính qua biển Đông. Là khu vực biển có nguồn hải sản phong phú với trữ lượng lớn, trong đó có nhiều loài thuộc dòng quý hiếm, có giá trị kinh tế cao. Đồng thời, đây cũng là khu vực có nhiều mỏ dầu và khí tự nhiên với trữ lượng lớn, Việt Nam đang khai thác.
“Ngôi sao đất liền” không quá xa xôi
Ở nhà giàn DK1/21 có một nhà thơ. Cuốn sổ thơ của anh nâu màu thời gian và nước biển. Anh bảo, ở nhà giàn mênh mông giữa đất trời cũng dễ làm thơ. 14 năm đi “đảo nhà lô”, nhà thơ – thiếu tá Chu Trọng Hiển chỉ ở duy nhất DK1/21. Cứ hơn chục tháng ra đảo rồi lại về thăm gia đình vài tháng, anh thân thương gọi vùng bờ xa cách hàng trăm hải lý kia là “ngôi sao đất liền”. Kỷ niệm của nhà thơ chiến sĩ với đất liền cũng lãng mạn và cảm động như trong thơ vậy.
“Hôm ấy là một tối thứ 7 đầu năm 2010, tivi đang phát chương trình Chúng tôi là chiến sĩ có sự tham gia của chính những người lính Vùng B hải quân, tôi bỗng nhận được cuộc điện thoại đầu tiên vì lúc đó vừa có sóng di động Viettel. Đầu dây là tiếng một phụ nữ đứng tuổi: - Hiển à, có nhận ra mình không? – Ai đấy? – Sáu đây, Sáu học lớp 10 ở Quỳnh Lưu đây. Trời, tôi giật mình. Đó là cô bạn thân học cùng cấp ba, hơn hai chục năm trời không gặp”, “nhà thơ” Chu Trọng Hiển xúc động kể lại và đọc cho cánh phóng viên “háo chuyện” nghe bài thơ Tình bạn anh tặng riêng chị Sáu. Chị Sáu hiện là giáo viên trường Tiểu học Quỳnh Giang, Quỳnh Lưu, Nghệ An.
Nghe chuyện về “ngôi sao đất liền” của anh Hiển, Chỉ huy trưởng Hoàng Văn Quảng góp vui bằng kỷ niệm về lá thư của một người con gái anh chưa từng gặp mặt. Đó là năm 1999 anh Quảng đang đóng quân ở nhà giàn Phúc Tần, một chuyến tàu đưa thư mang tới cho anh lá thư của một cô học sinh trường cấp ba Gia Viễn (Ninh Bình). “Chữ cô ấy rất đẹp, lời thư thăm hỏi dịu dàng, động viên chúng tôi yên tâm làm nhiệm vụ. Đến giờ chúng tôi vẫn liên lạc hỏi thăm nhau. Càng xa cách, tình người càng thắm thiết”.
Chia tay nhà giàn DK1/21, bức ảnh một cậu bé trai kháu khỉnh dán phía đầu giường cứ sáng lung linh như một ánh sao. Trên bức ảnh đó, cậu bé Nguyễn Bá Đăng Quang tinh nghịch nói: “Chào bố! Con 2 tuổi! Con đi học đây”. Người bố của cậu bé đáng yêu ấy là anh Nguyễn Bá Vinh, nhân viên cơ điện.
Nhà giàn DK1/21 nhìn từ biển
Đường lên Nhà giàn DK1/21
Cần xây dựng làng dân quân DK1
Dẫu khó khăn còn nhiều song kiến nghị duy nhất của Chỉ huy trưởng Hoàng Văn Quảng là cần xây dựng làng dân quân DK1 ở Vũng Tàu. Đây là mô hình nhà xã hội, có thể cho thuê lâu dài hoặc bán với giá phù hợp cho gia đình các cán bộ chiến sĩ công tác ở nhà giàn. Số lượng “dân nhà giàn” chỉ khoảng hơn 200 người nhưng mỗi người một quê, 75% cán bộ phải thuê nhà để định cư tại Vũng Tàu.
Tới thăm nhà giàn DK1/21, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Chu Văn Đạt nhấn mạnh, đề nghị chính đáng đó của “cư dân nhà giàn” cần được các cấp, ngành quan tâm. An cư mới lạc nghiệp và hậu phương ổn định thì tiền tuyến mới vững tâm thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc.
Chụp ảnh kỷ niệm trên nóc Nhà giàn DK1/21
Nhật Tân
Ngày 3/7/1989, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã chính thức tuyên bố thành lập Cụm Kinh tế - Khoa học – Dịch vụ DK1 thuộc sự quản lý hành chính của Đặc khu Vũng Tàu – Côn Đảo. Từ đó, Quân chủng Hải quân phối hợp với Bộ Tư lệnh Công binh, Bộ Giao thông Vận tải, Tổng cục Dầu khí triển khai xây dựng 3 nhà giàn đầu tiên tại bãi ngầm Tư Chính, Phúc Tần và Ba Kè. Đến nay trên khu vực thềm lục địa này, có 15 nhà giàn hiện diện vững chắc, thường trực tại đây có các lực lượng bộ đội hải quân, cán bộ bảo đảm hàng hải, khí tượng thủy văn, dầu khí làm nhiệm vụ bảo vệ và phục vụ quốc kế dân sinh.
Bài 3: Câu chuyện của thuyền trưởng