• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Dầu Brent mất mốc 90 USD/thùng

(Chinhphu.vn) - Giá dầu tiếp tục giảm trong phiên giao dịch ngày hôm qua, đánh dấu phiên giảm thứ 3 trong tuần. Cụ thể, kết thúc phiên giao dịch ngày 17/11, giá dầu WTI giảm 4,62% xuống 81.64 USD/thùng trong khi giá dầu Brent giảm 3,31% xuống 89,78 USD/thùng.

18/11/2022 08:41
Dầu Brent mất mốc 90 USD/thùng - Ảnh 1.

Bảng giá năng lượng kết thúc ngày gia dịch 18/11.

Dầu thô chịu sức ép từ phiên sáng khi thị trường tiếp tục đón nhận các thông tin tiêu cực về dịch COVID-19 ở Trung Quốc. Bên cạnh đó là các thông tin về một số cuộc biểu tình diễn ra ở nước này, tuy nhiên Chính phủ vẫn không có dấu hiệu gì sẽ khoan nhượng về chính sách Zero-COVID.

Lo ngại về các hoạt động phong tỏa sẽ làm giảm nhu cầu tiêu thụ tại Trung Quốc đang là yếu tố lớn nhất gây sức ép lên giá dầu.

Giá dầu tiếp tục giảm sâu trong phiên tối, khi Chủ tịch Fed louis James Bullard một lần nữa thể hiện quan điểm "diều hâu" trong chính sách tiền tệ, với phát biểu rằng lãi suất cần phải tăng ít nhất lên mức 5-5,25%. Trước đó, thành viên Fed này cho biết ông kỳ vọng lãi suất sẽ ở mức 4,75-5%.

Bên cạnh đó, Dollar Index tăng mạnh trong phiên tối cũng khiến cho chi phí nhập khẩu của các quốc gia tiêu thụ dầu lớn, đặc biệt tại khu vực châu Á, tăng mạnh. Một loạt các thông tin tiêu cực đang đẩy giá dầu xuống mức thấp nhất kể từ đầu tháng 10.  

Giá kim loại, năng lượng khó bứt phá trong cuối năm nay

Theo Sở Giao dịch Hàng hoá Việt Nam, nhìn chung triển vọng thị trường năng lượng và kim loại sẽ khó có sự bứt phá mạnh trong giai đoạn cuối năm nay khi đang chịu nhiều sức ép lớn về yếu tố vĩ mô cũng như cán cân cung cầu.

Bức tranh tiêu thụ kém sắc của nhà tiêu thụ dầu thô và kim loại hàng đầu thế giới Trung Quốc trước các tác động của dịch bệnh vẫn đang là yếu tố chính gây sức ép tới giá các mặt hàng này. Do đó, nhiều khả năng giá sẽ khó thoát khỏi vùng đi ngang trong giai đoạn cuối năm.

Tuy nhiên, đối với giá dầu, nguồn cung có thể sẽ có sự thay đổi đáng kể vào năm sau, khi mà lệnh cấm vận của EU đối với dầu của Nga cùng với các dịch vụ vận tải biển đang đến gần. Sẽ rất khó có thể bù đắp khoảng trống nguồn cung từ Nga và khả năng giá dầu tăng trở lại vào năm sau vẫn còn tiềm ẩn.

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV)