• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

“Đầu cánh” mới tăng hiệu quả cho “Sharklet” Airbus

(Chinhphu.vn) - Điểm nổi bật của chiếc máy bay A320 “Sharklet” Việt Nam vừa nhận về là tiết kiệm đến 4% lượng nhiên liệu tiêu hao và giảm hơn 1.000 tấn CO2 thải ra hằng năm. Theo Tập đoàn Airbus, đó là nhờ công nghệ chế tạo đầu “mút” cánh, cùng hàng loạt cải tiến và ứng dụng vật liệu mới.

26/09/2013 08:13

Máy bay A320 “Sharklet” của Hãng hàng không VietJetAir
Chiếc A320 Sharklet vừa về Việt Nam hôm 24/9 thuộc sở hữu của Hãng hàng không VietJetAir. Đây là thế hệ mới nhất của dòng A320.

Được làm từ vật liệu tổng hợp nhẹ, các thiết bị đầu “mút” cánh giúp phi cơ giảm đến 4% nhiên liệu đốt.

Về lý thuyết, không thể kéo cánh dài quá mức cho phép. Các hãng sản xuất máy bay dân dụng gần đây đều chú tâm vào việc tạo sự cong, vểnh lên cho hai đầu mút cánh máy bay. Thậm chí gần như có  thêm cánh nhỏ vểnh lên chúc xuống như Boeing 787.

A320 Sharklet cấu trúc cánh vểnh lên 2,4m làm cho cánh “dài ra mà không dài” (dài về kích thước mà không dài về bề ngang). Cấu trúc này đã triệt tiêu “búi xoắn rối” của dòng khí quẩn ở đầu mút cánh, cũng là cách làm tăng lực nâng, giảm nhiên liệu, hiệu suất chuyên chở tăng lên.

Những lợi ích về lực nâng tăng lên cho phép A320 Sharklet tăng phạm vi bay lên 100 dặm (khoảng 160,9km) hoặc tăng tải trọng lên đến 450 kg, tương đương 5 chỗ ngồi.

Được biết dòng máy bay A320 với thiết bị kiểm soát bay tự động tiên tiến nhất “fly-by-wire” không những làm tăng thêm độ tin cậy, giảm khối lượng công việc cho phi công, giảm các kết cấu cơ khí, nó còn cho phép giám sát thời gian thực trên tất cả các hệ thống máy bay. Nhờ vậy tính hiệu quả và độ an toàn của máy bay này được nâng rất cao.

Hiện Airbus đang tập trung phát triển loại A320-NEO, máy bay có thêm tính năng lựa chọn trong hai động cơ mới (Động cơ loại PurePower PW1100G-JM từ hãng Pratt & Whitney và LEAP-1A từ CFM International). Chúng sẽ lắp sao cho phù hợp trên máy bay A319, A320 và A321. Công nghệ này sẽ đưa các máy bay mới vào hoạt động bắt đầu từ cuối năm 2015, kỳ vọng giảm tới 15% lượng tiêu thụ nhiên liệu, tương ứng với việc giảm hằng năm 3.600 tấn CO2 cho mỗi máy bay.

Trần Văn (theo Airbus - techonogy)