• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

‘Dẫu có bạc vàng trăm vạn lạng - Chẳng bằng kinh sử một vài pho’

(Chinhphu.vn) - Cách đây hơn 2 thế kỷ, nhà bác học Lê Quý Đôn đã từng khẳng định: “Dẫu có bạc vàng trăm vạn lạng – Chẳng bằng kinh sử một vài pho”. Lời khẳng định này đã phần nào đúc kết được truyền thống hiếu học, quý sách của dân tộc.

18/04/2019 19:36
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng; Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cùng các đại biểu cắt băng khai mạc Ngày Sách Việt Nam lần thứ 6. Ảnh VGP/Nhật Bắc

Chiều 18/4, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Lễ khai mạc Ngày Sách Việt Nam lần thứ 6 trên toàn quốc và Hội Sách chào mừng Ngày Sách Việt Nam tại Công viên Thống Nhất, thành phố Hà Nội.

Dự Lễ khai mạc có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng; Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng.

Dù chiều nay thời tiết Hà Nội rất nóng, nhưng không vì thế mà cản được bước chân của đông đảo độc giả từ các bác cao tuổi, đến các bạn thanh niên, các em nhỏ đến với ngày hội tri thức ở giữa lòng Thủ đô.

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng cùng Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thăm gian trưng bày các tác phẩm lịch sử. Ảnh VGP/Nhật Bắc

Sau khi thực hiện nghi thức cắt băng khai mạc Ngày Sách Việt Nam lần thứ 6 trên toàn quốc và Hội Sách chào mừng Ngày Sách Việt Nam, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam cùng các đại biểu đi thăm các gian hàng tại Hội sách.

Đến thăm gian sách của Nhà xuất bản Phụ nữ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam được Giám đốc Nhà xuất bản tặng bộ sách “Phẩm cách” của tác giả Bando Mariko (gồm 3 cuốn: Phẩm cách Quốc gia, Phẩm cách Cha mẹ, Phẩm cách Phụ nữ).

Nhận bộ sách được tặng, ông cho biết, ở nhà, ông đã có bộ sách này và xin phép được tặng lại bộ sách cho một độc giả cao tuổi đang thăm quan hội sách là bác Nguyễn Hải Đăng ở Hà Nội.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tặng sách cho bác Nguyễn Hải Đăng (một độc giả cao tuổi Thủ đô). Ảnh VGP/Nhật Bắc

Tặng sách cho bác Nguyễn Hải Đăng, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chúc bác mạnh khỏe và bày tỏ: Việc các bác cao tuổi quan tâm đến ngày hội sách là điều rất đáng quý để con cháu noi gương.

Ngỡ ngàng đón nhận món quà bất ngờ từ Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, bác Nguyễn Hải Đăng trân trọng cảm ơn. Dẫn lại câu nói của V.I Lenin: “Không có sách thì không có tri thức, không có tri thức thì không có Chủ nghĩa Cộng sản”, bác Đăng cho biết năm nào ông cũng cũng đi hội sách để mua về đọc và mua cho các cháu của mình.

Áo đẫm mồ hôi, Phó Thủ tướng bước nhanh đến gian hàng của Nhà xuất bản Sư phạm. Cầm trên tay và cuốn sách về triết gia Trần Đức Thảo, ông thân mật hỏi chuyện anh em về tình hình xuất bản? Đã làm sách giáo khoa theo phương pháp mới chưa?... và vui mừng khi được biết, mức tăng trưởng hằng năm của Nhà xuất bản Sư phạm khoảng 20%; ba năm qua, cuốn sách về Triết gia Trần Đức Thảo đã tái bản 3 lần. Đơn vị này cũng đã phối hợp với các tác giả để biên soạn bộ sách giáo khoa theo phương pháp mới.

Phó Thủ tướng xem cuốn sách về triết gia Trần Đức Thảo. Ảnh VGP/Nhật Bắc

Dừng lại lâu hơn ở gian sách Nhã Nam, Phó Thủ tướng trao đổi với Giám đốc Công ty về việc xuất bản, phổ biến tri thức hướng dẫn kỹ năng sống, xuất bản sách điện tử,… Trước khi rời Hội sách ông vui vẻ hỏi chuyện một cháu nhỏ (6 tuổi) khi thấy cháu bé đang tay đang cầm cuốn "Sách tương tác".

Phó Thủ tướng hỏi chuyện một cháu nhỏ. Ảnh VGP/Nhật Bắc

Trước đó, tại Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Ngày Sách Việt Nam, sáng 18/4, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã yêu cầu các cơ quan chức năng tích cực tuyên truyền nhiều hơn về văn hóa đọc trong xu thế mới.

Ông nhấn mạnh: Bây giờ nhiều người nói về công nghệ thông tin, cách mạng công nghiệp lần thứ tư nhưng loài người nói chung, dân tộc ta nói riêng muốn vươn lên thì nhất định phải nâng cao dân trí, tăng cường phổ biến tri thức, phải học nhiều hơn, đọc nhiều hơn... Dù hình thức có những thay đổi nhưng đọc và sách sẽ vẫn là điều vô cùng quan trọng để đất nước, dân tộc có thể đi lên.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cùng Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng tham quan các gian sách. Ảnh VGP/Nhật Bắc

Khẳng định tích đúng đắn của một quyết định mang tầm chiến lược quốc gia của Chính phủ

Diễn văn khai mạc Ngày Sách Việt Nam lần thứ 6 trên toàn quốc và Hội Sách chào mừng Ngày Sách Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Hoàng Vĩnh Bảo trình bày cho biết: Cách đây hơn 2 thế kỷ, nhà bác học Lê Quý Đôn đã từng khẳng định: “Dẫu có bạc vàng trăm vạn lạng/Chẳng bằng kinh sử một vài pho”. Lời khẳng định này đã phần nào đúc kết được truyền thống hiếu học, quý sách của dân tộc ta. Trải qua suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, sách luôn được coi là công cụ để truyền bá kinh nghiệm sống, tri thức, tinh hoa văn hóa nhân loại qua nhiều đời, nhiều thế hệ.

Nhằm tiếp tục khẳng định vai trò của sách và sự phát triển của văn hóa đọc trong đời sống cộng đồng, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam.




Các hoạt động sôi nổi của Ngày Sách Việt Nam cho thấy tính đúng đắn, phù hợp với thực tiễn của một quyết định mang tầm chiến lược quốc gia của Chính phủ. Ảnh VGP/Nhật Bắc

Qua 5 năm triển khai quyết định của Thủ tướng Chính phủ, bên cạnh sự phối hợp tích cực của các bộ ngành, các hoạt động của Ngày Sách Việt Nam còn nhận được sự quan tâm, hưởng ứng và tự nguyện tham gia của đông đảo mọi tầng lớp nhân dân. Điều này cho thấy tính đúng đắn, phù hợp với thực tiễn của một quyết định mang tầm chiến lược quốc gia của Chính phủ.

Dưới sự định hướng của cơ quan quản lý nhà nước, sự chỉ đạo và phối hợp tích cực của các cơ quan chức năng, các hoạt động của Ngày Sách Việt Nam đã được triển khai trên diện rộng, đặc biệt chú trọng đến những địa bàn cơ sở, vùng sâu, vùng xa, hướng tới mục đích thu hẹp khoảng cách hưởng thụ về thông tin tri thức giữa các vùng miền, từ đó nâng cao mức hưởng thụ về văn hóa đọc của người dân.

Hệ thống tủ sách gia đình, tủ sách dòng họ, tủ sách lớp học, thư viện tư nhân phục vụ cộng đồng… ngày càng phát triển và nhân rộng ở nhiều địa phương trên cả nước thể hiện sự chung tay, góp sức của toàn dân trong việc xây dựng một xã hội học tập.

Những hoạt động được tổ chức đồng bộ, có quy mô và sức lan tỏa lớn này đã tạo ra những hiệu ứng tích cực trong việc khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách, viết sách, lưu giữ sách, quảng bá sách trong cộng đồng-giá trị cốt lõi tạo nên thành công của việc triển khai Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Ngày Sách Việt Nam./.

Trần Mạnh