Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
Việt Nam cũng đã đề nghị Mỹ cho Việt Nam được hưởng hệ thống ưu đãi phổ cập (GSP) với các mặt hàng xuất khẩu, đặc biệt là nông sản, giày dép, thủ công mỹ nghệ. Đồng thời, đề nghị xem xét gia hạn Hiệp định dệt may giữa hai nước.
Theo Thứ trưởng Bộ Thương mại Việt Nam Lê Danh Vĩnh, về vấn đề gia hạn Hiệp định dệt may, Việt Nam tin rằng, phía Mỹ sẽ sớm gia hạn theo đúng quy định và nếu gia hạn thì mức tăng trưởng hạn ngạch sẽ cao hơn năm 2005 từ 6-7%. Cũng tại cuộc gặp gỡ này, Việt Nam đã thông báo về việc Chính phủ đã đồng ý hạ biểu thuế các mặt hàng khác trong lĩnh vực dệt may mà phía Mỹ xuất sang Việt Nam.
Dự kiến năm 2005, Việt Nam sẽ xuất khẩu sang Mỹ trên 3 tỷ USD hàng dệt may cả hạn ngạch và phi hạn ngạch. Tính chung, năm 2005, Việt Nam sẽ xuất khẩu khoảng 5 tỷ USD hàng dệt may, tăng gần 20% so với mức 4,2-4,3 tỷ USD của năm ngoái. Tuy chưa đạt được mục tiêu 5,2 tỷ USD, nhưng đây là một kết quả không quá bi đát, nhất là trong điều kiện dệt may Việt Nam vẫn còn phải chịu quota. Hy vọng, nếu mùa xuân 2006 Việt Nam kết thúc đàm phán gia nhập WTO với Mỹ thì vấn đề quota sẽ được nới lỏng.
Về quan hệ thương mại Việt - Mỹ, đến nay, Việt Nam đã thực hiện sớm trong một số lĩnh vực như bảo hiểm hoặc cho phép những doanh nghiệp 100% vốn của Mỹ được hoạt động kinh doanh ở Việt Nam. Bên cạnh đó, phía Việt Nam đã đề nghị Hoa kỳ cho phép các ngân hàng Việt Nam mở văn phòng đại diện ở Mỹ và cấp giấy phép cho các Công ty viễn thông theo cam kết trong Hiệp định thương mại. Tin rằng, với sự nỗ lực của hai bên thì quan hệ thương mại Việt - Mỹ sẽ tiếp tục được đẩy mạnh lên một mức cao hơn.
(Bộ Kế hoạch và Đầu tư)