• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đầu tư 90 tỉ đồng xây Trung tâm Logistic ga Yên Viên

(Chinhphu.vn) – Bãi hàng phía Nam ga Yên Viên dự kiến sẽ được khởi công vào 10/10 tới với tổng mức đầu tư giai đoạn 1 là 90 tỉ đồng.

16/09/2015 15:10
Ảnh: VGP/Phan Trang
Sáng 16/9 tại Hà Nội, Tổng Công ty đường sắt Việt Nam (VNR) và Công ty Cổ phần giao nhận và vận chuyển INDO Trần (ITL) tổ chức Lễ ký kết thực hiện Dự án xã hội hoá đường sắt Trung tâm Logistic ga Yên Viên (Hà Nội).

Theo đó, trong giai đoạn 1 của dự án, bãi hàng phía Nam ga Yên Viên có tổng diện tích 18.984 m2 gồm: Nhà điều hành với diện tích 400 m2; đầu tư mới nhánh đường sắt xếp, dỡ H3 dài 280 m; đầu tư mới hệ thống bãi hàng và đường đi nội bộ 18.500 m2; hệ thống cẩu chuyên dụng RTG, cẩu nâng container, forklift và phần mềm quản lý.

Nguồn vốn sử dụng trong giai đoạn 1 là 90 tỉ đồng trong đó vốn vay là 39 tỉ đồng (44%), vốn góp là 51 tỉ đồng (56%).

Khi đi vào khai thác sẽ tăng thêm 5-6 đôi tàu mới. Trong đó, tuyến Yên Viên-Hải Phòng chạy thêm từ 2-3 đôi tàu/ngày với tổng số lượng 264 teus (sức chứa hàng hoá tính theo container); tuyến Yên Viên-Cái Lân chạy thêm một đôi tàu/ngày với tổng số lượng 88 teus; tuyến Yên Viên-Sóng Thần chạy thêm 2 đôi tàu/ngày với số lượng tăng thêm 144 teus.

Giai đoạn 2 của Dự án sẽ lập báo cáo khả thi đầu tư khu vực bãi hàng phía Bắc ga Yên Viên từ tháng 1/2016 và xây dựng các phân khu hàng hoá, kho bãi, khu vực tác nghiệp vận hành đường sắt và xếp dỡ hàng hoá.

Ông Trần Ngọc Thành, Chủ tịch HĐTV VNR cho biết, trung tâm logistic đường sắt ga Yên Viên sẽ ứng dụng công nghệ tiên tiến giúp nâng cao năng lực xếp dỡ container và hàng hoá tại ga từ 3-5 lần. Tăng sản lượng hàng hoá thông ga ga Yên Viên gấp 2-3 lần. Giảm thời gian tác nghiệp tại ga từ đó nâng cao hệ số quay vòng các đoàn tàu, giảm chi phí vận chuyển, tăng sản lượng và thu hút thêm khách hàng.

“Việc nâng cao chất lượng ga đầu mối Yên Viên sẽ tăng kết nối hệ thống cảng biển phía Bắc, từ đó tăng thị phần vận chuyển hàng hoá bằng đường sắt, tăng kết nối ga đầu mối với các ga khác trên mạng lưới đường sắt quốc gia”, ông Trần Ngọc Thành cho biết.

Bên cạnh đó, lãnh đạo VNR cũng khẳng định, dự án này mới chỉ là “một ngọn đèn nhỏ”, là dự án thí điểm, vì vậy tiếp theo VNR sẽ triển khai một loạt dự án khác trong thời gian sớm nhất như: Bãi hàng ga Đồng Đăng, bãi hàng ga Sóng Thần, bãi hàng ga Lào Cai nhằm cải thiện bộ mặt của đường sắt quốc gia và tăng sự kết nối với các phương thức vận tải khác.

Theo thoả thuận, ITL sẽ được quyền sử dụng và khai thác Trung tâm Logistics đường sắt ga Yên Viên trong thời gian 23 năm, sau đó chuyển toàn bộ cho đường sắt. Trong thời hạn khai thác, được quyền thu phí nâng, hạ container và các dịch vụ giá trị gia tăng nhằm thu hồi vốn đầu tư và có lợi nhuận.

Ông Trần Tuấn Anh, Chủ tịch HĐQT ITL cũng cam kết sẽ mang lại dịch vụ cạnh tranh nhất với chi phí hợp lý nhất cho khách hàng.

Tại buổi lễ ký kết, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho rằng, việc xã hội hoá hạ tầng đường sắt là bàn đạp để đẩy mạnh đầu tư kết cấu hạ tầng kết nối đường sắt với các phương thức vận tải khác. 

“Hiện, vận tải hàng hoá bằng đường sắt mới chiếm 1% tổng sản lượng hàng hoá, gánh nặng đè lên đường bộ, ngành đường sắt phải phấn đấu đến năm 2020 nâng cao sản lượng vận tải hàng hoá lên 3-4%", Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông nói. "Muốn làm được điều đó phải xác định công năng chi tiết, tổ chức khai thác kết cấu hạ tầng đường sắt hiện hữu kết hợp nâng cao kết cấu hạ tầng trên hành lang đường sắt Bắc-Nam và phía Tây”.

Phan Trang