• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đầu tư chuyển đổi số để phát triển du lịch nông thôn

(Chinhphu.vn) – Tại Việt Nam, với nền nông nghiệp trù phú, du lịch nông thôn có nhiều điều kiện để phát triển. Việc kết nối hiệu quả giữa cơ sở sản xuất nông nghiệp, doanh nghiệp du lịch và cả cơ quan quản lý nhà nước thông qua chuyển đổi số sẽ góp phần thúc đẩy loại hình du lịch giàu tiềm năng này.

05/10/2021 10:20
Du khách thích thú trải nghiệm du lịch nông nghiệp Việt Nam. Ảnh: VGP/Thu Hồng
Từ cách làm hiệu quả của địa phương

Hiện nay, nhiều tỉnh, thành phố đã có những chính sách hỗ trợ và khuyến khích người dân địa phương phát triển mô hình du lịch nông thôn. Điển hình như tỉnh Lâm Đồng đã phát triển du lịch nông thôn trở thành sản phẩm du lịch mới, có tính cạnh tranh cao, tạo nét đặc trưng của thương hiệu du lịch Đà Lạt – Lâm Đồng.

Đến nay, toàn tỉnh Lâm Đồng đã có 33 mô hình du lịch nông thôn được công nhận, mang lại hiệu quả kinh tế cao như: Mô hình Cà phê Green Box, Đạ Lạch Noah, Trang trại Rau và Hoa, Trà Long Đỉnh, Fresh Garden Đà Lạt, Trà và Rượu Vang Vĩnh Tiến… Du lịch nông nghiệp tại Lâm Đồng thu hút khách du lịch đến với địa phương tăng từ  9-10%/năm.

Những kết quả đạt được trong phát triển du lịch nông thôn tại Lâm Đồng có phần không nhỏ nhờ chuyển đổi số. Sau khi Đề án thí điểm xây dựng các mô hình du lịch nông nghiệp trên địa bàn tỉnh được ban hành, mỗi năm địa phương đều phát hành miễn phí bản đồ, video clip về các mô hình du lịch nông thôn để quảng bá, giới thiệu với du khách.

Hiện nay, ngoài 2 websites chính thức về du lịch của tỉnh đang được vận hành là http://svhttdl.lamdong.gov.vn/http://dalat-info.vn/, Lâm Đồng phát triển hệ thống du lịch thông minh gồm: Cổng thông tin http://dalat.vn; ứng dụng du lịch thông minh - DaLatCity phục vụ du khách trên thiết bị di động; thành phố wifi; bản đồ du lịch thông minh. Từ đó, thông tin về các sản phẩm dịch vụ, giá trị nổi bật của các điểm đến trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng được chuyển đến du khách kịp thời, giúp du khách hiểu rõ hơn về các sản phẩm, điểm đến du lịch, từ đó lựa chọn các chương trình, hành trình phù hợp với nhu cầu, sở thích, khả năng chi trả của khách. Đặc biệt, với mục phản hồi, du khách có thể tương tác để phản ánh về chất lượng dịch vụ, giá cả... để các cơ quan chức năng xử lý kịp thời.

Với diện tích đất nông, lâm nghiệp lớn và hệ sinh thái đa dạng với nhiều chủng loài, nhiều làng nghề truyền thống đã và đang được khôi phục, tỉnh Quảng Nam thích hợp để triển khai các dự án về nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp gắn với du lịch sinh thái, du lịch dựa vào cộng đồng.

Quảng Nam đã đưa nhiều chương trình du lịch gắn với tham quan, trải nghiệm ở các làng quê, làng nghề vào hoạt động như: Chương trình trải nghiệm các hoạt động nghề nông như ở Làng Rau Trà Quế, Làng rau Thanh Đông, Làng gốm Thanh Hà, Làng chài; tham quan rừng dừa Bảy Mẫu Cẩm Thanh (ở TP. Hội An), Làng Triêm Tây (Điện Bàn), Làng trái cây Đại Bình (Nông Sơn), Làng cổ Lộc Yên (Tiên Phước), Làng Bích Họa (Tam Thanh)…

Việc phát triển nông nghiệp tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người dân nông thôn từ sản phẩm nông nghiệp, cũng như từ việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ cho du khách. Bên cạnh đó, du lịch nông nghiệp, nông thôn còn giúp nâng cao ý thức trong xây dựng môi trường, văn hóa, cảnh quan văn minh, xanh, sạch, đẹp hơn ở nông thôn.

Quảng Nam cũng đã có những định hướng quảng bá sản phẩm du lịch nông thôn đặc sắc của địa phương thông qua chuyển đổi số như: Ứng dụng công nghệ số trong quản lý chất lượng, truy xuất nguồn gốc, chỉ dẫn địa lý, hướng dẫn, khuyến khích nông dân thực hiện thương mại điện tử trong nông nghiệp, tập trung vào các sản phẩm OCOP chủ lực của tỉnh, sản phẩm nông nghiệp đặc sản, những sản phẩm đã ứng dụng các quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP...

Tỉnh triển khai xây dựng Hệ thống phần mềm du lịch thông minh như: Cổng du lịch thông minh, bản đồ số du lịch, ứng dụng du lịch thông minh trên thiết bị di động, hệ thống phản hồi về du lịch từ mạng xã hội. Đồng thời, ứng dụng IoT, công nghệ blockchain để xây dựng, phát triển nền tảng dữ liệu du lịch, hệ sinh thái dữ liệu mở trong du lịch (chia sẻ, cập nhật dữ liệu du lịch từ nhà đầu tư, doanh nghiệp dịch vụ, khách du lịch, người dân,...) phục vụ đầu tư, khai thác, phát triển chuỗi giá trị sản phẩm du lịch. Tổ chức kết nối quảng bá, giới thiệu sản phẩm du lịch nông thôn đặc sắc của địa phương lên các sàn thương mại điện tử; các trang mạng xã hội như Youtube, Facebook, Google map, Instagram, Tiktok… Bên cạnh đó, địa phương xây dựng tour ảo hay tour tương tác nhằm mô phỏng địa điểm du lịch (ảnh 360, video 360, ảnh Flycam…), giúp du khách có thể hiểu rõ hơn về địa điểm sắp tham quan và thu hút khách du lịch.

Cần có những giải pháp chuyển đổi số phù hợp

Theo Tổng cục Du lịch Việt Nam, phát triển du lịch nông thôn cốt lõi phải bắt đầu từ định hướng sản phẩm du lịch và thị trường mục tiêu. Sản phẩm đặc sắc, mang đặc trưng, lợi thế của nông thôn, chất lượng cao và hướng tới thị trường nào là vấn đề quyết định sự thành công của du lịch nông thôn. Ứng dụng công nghệ là công cụ kết nối, giải pháp thúc đẩy đưa sản phẩm tới thị trường.

Hiện nay, phần lớn điểm đến và sản phẩm du lịch nông thôn có quy mô nhỏ lẻ, mang tính chất tự phát, chủ yếu do các hộ gia đình, hợp tác xã, tổ hợp tác khai thác nên hạn chế về năng lực, khả năng tiếp cận, ứng dụng công nghệ thấp hơn... so với các khu vực khác. Do đó, cần sự hỗ trợ của nhà nước, của các chuyên gia để chuyển đổi số ở khu vực nông thôn đi vào thực chất, hiệu quả. Cần thực hiện kết nối và xây dựng các ứng dụng thuận tiện nhất để bà con nông dân ở những vùng nông thôn, vùng khó khăn có cơ hội tiếp cận công nghệ số, tiếp cận thị trường du lịch. Đồng thời có các chương trình đào tạo, bồi dưỡng dài hạn, thường xuyên về công nghệ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như người dân để nâng cao trình độ, năng lực tiếp cận với công nghệ phục vụ phát triển du lịch.

Cần tích hợp, liên thông, chia sẻ thông tin, phát triển các ứng dụng dùng chung cho phát triển du lịch nông thôn trên cơ sở kế thừa những nội dung đã có từ ngành du lịch, nông nghiệp nông thôn, chương trình OCOP, các địa phương, doanh nghiệp, hướng tới sự thống nhất chung, tránh chồng chéo, gây lãng phí tài nguyên.

Xây dựng các ứng dụng công nghệ cho du lịch nông thôn cần có sự gắn kết với tổng thể du lịch Việt Nam, với khu vực đô thị và trung tâm gửi khách. Từ đó tạo ra mạng lưới sản phẩm du lịch phong phú, hấp dẫn khách du lịch, hỗ trợ cho khai thác hiệu quả du lịch nông thôn.

Mới đây tại Diễn đàn "Xúc tiến, quảng bá sản phẩm du lịch nông thôn thông qua chuyển đổi số", Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đoàn Văn Việt cho rằng quảng bá du lịch nông thôn thông qua ứng dụng chuyển đổi số là cách làm rất hay và cần có sự đầu tư bài bản cho phát triển du lịch nông thôn. Từ sự khác biệt tính chất giữa nông thôn và đô thị, cần có những giải pháp chuyển đổi số một cách phù hợp. Các sản phẩm công nghệ từ nhà đầu tư phải hỗ trợ tối đa cho người nông dân một cách thuận tiện, dễ hiểu để người nông dân có thể áp dụng và triển khai hiệu quả.

Diệp Anh