• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đáy biển cũng là nơi nguy hiểm

Nga và một số nước đang hướng chiến lược phát triển tại khu vực Bắc cực. Nhưng ngáng trở lớn về môi trường ở khu vực này là dưới đáy biển còn xác tàu nguyên tử đắm.

12/10/2012 16:04
Xác tàu ngầm Kursk được đưa vào bờ.

Tàu ngầm K-27 của Liên Xô cũ đã “yên nghỉ” dưới đáy biển Kara từ năm 1980, còn tàu K-159 đã chìm ở biển Barents vào năm 2003.

Trục vớt chiếc tàu ngầm đầu tiên, hiện đang nằm ở độ sâu 75 m, sẽ không đòi hỏi quá nhiều nỗ lực, vấn đề phức tạp hơn là chiếc thứ hai. Không ai biết chính xác độ sâu nơi tàu đang nằm, những con số giả định ở đây là 170 m và 250 m.

Hiện thế giới có tới 8 tàu ngầm hạt nhân bị chìm, trong đó Liên Xô cũ và Nga chiếm 6 chiếc, hải quân Hoa Kỳ là 2 chiếc.

Nguyên nhân, 2 chiếc do bị hoả hoạn, 2 do các vụ nổ của các hệ thống vũ khí, 1 do lũ lụt, 1 liên quan đến thời tiết, 1 tàu bị đánh chìm cố ý (do một lò phản ứng bị hỏng), 1 trường hợp chưa rõ nguyên nhân.

Trục vớt tàu ngầm nguyên tử không đơn giản, đó là việc “giữ nguyên hiện trạng” các thanh nguyên liệu, không để rò bức xạ hạt nhân ra môi trường Bắc cực.

Các nhà môi truờng quốc tế khuyến cáo các tàu hạt nhân ngừng hoạt động phải được “chôn sâu” ít nhất 3.000m, nhưng Hải quân Liên Xô (cũ) chỉ đánh đắm nó ở vùng biển sâu 75m.

Ngày 7/4/1989, một vụ hỏa hoạn xảy ra trên tàu ngầm nguyên tử Komsomolets làm 42 thủy thủ Liên Xô thiệt mạng. Đáng ngại là lò phản ứng hạt nhân đang hoạt động cùng 2 quả tên lửa mang đầu đạn hạt nhân đã nằm lại dưới đáy biển ở độ sâu 1.680 m, cách bờ biển Nauy chưa đầy 200 hải lý.

Sau vụ đắm tàu Kursk năm 2000, Tổ chức Bảo vệ môi trường Greenpeace đã cảnh báo là nguyên liệu phóng xạ từ hai lò phản ứng hạt nhân trên chiếc tàu này có thể sẽ rò rỉ ra ngoài và gây ô nhiễm phóng xạ nước biển Bắc cực, do tàu chìm ở vùng nước tương đối nông, chỉ 108m sâu. May thay tàu đã được trục vớt, kéo về.

Khi phân tích lớp trầm tích từ các khu vực xung quanh những con tàu đắm của Mỹ, hải quân Mỹ đã phát hiện thấy mức phóng xạ hơi cao hơn bình thường. Họ cho rằng nguồn gây ô nhiễm phóng xạ ở đây là các chất làm lạnh thiết bị phản ứng hạt nhân, chứ chưa phải là các thanh nhiên liệu rò rỉ. Nhưng nếu nó rò rỉ từ các thanh nhiên liệu thì quả là tai hại.

             Văn Thành (Scientific American,theo Tiếng nói nước Nga)