• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

(Chinhphu.vn) - Bộ KH&ĐT vừa có báo cáo số 5476/BC-BKHĐT về tình hình phân bổ, giải ngân vốn ngân sách nhà nước 7 tháng đầu năm 2022, các khó khăn, vướng mắc và giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công trong những tháng còn lại của năm 2022.

11/08/2022 16:06
Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - Ảnh 1.

Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Theo phân bổ kế hoạch đầu tư công năm 2022, tổng kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2022 được Quốc hội quyết định tại các Nghị quyết của Quốc hội là 542.105,895 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách trung ương (NSTW) là 222.000 tỷ đồng, vốn ngân sách địa phương (NSĐP) là 304.105,895 tỷ đồng, vốn Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) năm 2021 chuyển nguồn sang năm 2022 là 16.000 tỷ đồng.

Đến ngày 28/6/2022, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương đã giao chi tiết 485.924,036 tỷ đồng (không bao gồm vốn CTMTQG), đạt 93,8% số vốn Thủ tướng Chính phủ giao đầu năm; còn 16 bộ, cơ quan trung ương và địa phương chưa phân bổ hết kế hoạch đầu tư vốn NSTW năm 2022 với tổng số vốn 7.751,496 tỷ đồng (trong đó vốn trong nước là 7.327,094 tỷ đồng và vốn nước ngoài là 424,402 tỷ đồng); 08 địa phương chưa phân bổ hết kế hoạch vốn cân đối NSĐP với tổng số vốn là 24.430,363 tỷ đồng.

Về tình hình giải ngân vốn NSNN 7 tháng đầu năm 2022, ước giải ngân kế hoạch đầu tư vốn NSNN từ đầu năm đến ngày 31/7/2022 là 186.848,16 tỷ đồng, đạt 34,47% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Trong đó, 01 cơ quan trung ương và 11 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt trên 50%; có 41/51 bộ, cơ quan trung ương và 18/63 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới mức trung bình của cả nước (34,47%), trong đó có 07 bộ, cơ quan trung ương có tỷ lệ giải ngân dưới 10% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

Qua làm việc với các bộ, cơ quan trung ương và địa phương, có khoảng 21 loại tồn tại, khó khăn vướng mắc, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có phân thành 03 nhóm chính. Thứ nhất, nhóm nội dung liên quan đến thể chế, chính sách về lĩnh vực đất đai, tài nguyên - môi trường, ngân sách nhà nước và công sản, xây dựng, đấu thầu, đầu tư công. Thứ hai, nhóm nội dung liên quan đến tổ chức triển khai thực hiện, bao gồm công tác lập kế hoạch đầu tư vốn NSNN; các cấp, các ngành và người đứng đầu các bộ, cơ quan trung ương và địa phương chưa thực sự vào cuộc;… Thứ ba, nhóm khó khăn mang tính đặc thù của kế hoạch năm 2022 như giá nguyên, nhiên vật liệu, xăng dầu trong những tháng đầu năm 2022 tăng cao, có tình trạng khan hiếm nguồn cung về cát, đất để san lấp mặt bằng…

Tại Phiên họp Thường kỳ Chính phủ tháng 7/2022, Bộ KH&ĐT đã đề nghị các đồng chí Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xác định nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội là nhiệm vụ chính trị trọng tâm trong năm 2022, trong đó đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ then chốt để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tập trung vào việc tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách; tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong triển khai dự án đầu tư công; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong quản lý đầu tư công.

Trong thời gian tới, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được phân công tiếp tục rà soát, hoàn thiện theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền sửa đổi quy định pháp luật, cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động đầu tư công.

KL